Sứ mệnh tìm thiên thạch 'sắt' thất lạc ở Nam cực

Các nhà khoa học đang lùng sục vùng Nam cực hẻo lánh để tìm các thiên thạch hiếm hoi chứa đầy sắt và những bí mật về lịch sử hệ mặt trời của chúng ta cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Trong chuyến thám hiểm kéo dài sáu tuần của Anh, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy ít nhất 5 thiên thạch sắt trong khu vực khảo sát rộng khoảng 15 km2, đủ để các nhà khoa học kiểm tra các manh mối hóa học và vật lý chính của hệ mặt trời từ xa xưa.

Phần lớn trong số 500 mảnh thiên thạch rơi xuống bề mặt Trái đất từ vũ trụ hàng năm là đá từ các tiểu hành tinh vỡ vụn và thường có kích thước từ 1 viên sỏi đến 1 nắm tay, theo NASA cho biết.

Nhưng khoảng 5% trong số tất cả các thiên thạch rơi xuống Trái đất có bao gồm một hợp kim sắt - niken, được gọi là sắt thiên thạch, và chúng được cho là đến từ lõi của các vi thể hành tinh - các vật thể giống như hành tinh nhỏ trong hệ mặt trời đầu tiên thường bị đập vỡ với nhau để tạo thành các hành tinh lớn hơn.

“Nhóm thiên thạch này mang mối quan tâm khoa học nội tại ở chỗ chúng cho chúng ta biết các vật thể nhỏ hình thành và phát triển như thế nào trong phần đầu của lịch sử hệ mặt trời - khoảng 4,5 tỷ năm trước”, nhà khí tượng học Katherine Joy từ Đại học Manchester, một trong những đội trưởng của đoàn thám hiểm thiên thạch bị mất ở Nam cực.

Về lý thuyết, Nam cực là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các thiên thạch, Joy nói với Live Science trong một email từ Trạm Rothera, Cơ quan Khảo sát Nam cực (BAS) của Anh trên Bán đảo Nam cực.

“Thiên thạch được bảo quản tốt trên băng và không bị thay đổi quá nhiều bởi lượng mưa thường xuyên, điều có thể làm ô nhiễm một phần chúng ở những nơi khác”, cô nói. “Vì có màu tối, chúng cũng dễ dàng có thể được phát hiện trên bề mặt băng trắng”.

Thiên thạch cũng thường có tính tập trung bởi các chuyển động băng trong nhiều năm vào các khu vực băng xanh - hay còn được biết đến là khu vực các thiên thạch mắc cạn vì lý do đó. “Vì vậy, chúng tôi thường có thể thu thập nhiều mẫu trong một khu vực khá nhỏ”, cô Katherine Joy nói.

Nhưng có một vấn đề: Thiên thạch sắt được tìm thấy ở Nam cực ít thường xuyên hơn bình thường - ít hơn 1% thời gian. Các nhà khoa học Anh nghĩ rằng, họ giờ đã biết nguyên nhân: Các thiên thạch giàu sắt thường nóng lên trong quá trình xâm nhập vào bầu khí quyển nhiều hơn các thiên thạch đá, khiến chúng đâm sâu hơn bên dưới bề mặt băng.

“Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng những thiên thạch sắt này nằm ngay dưới bề mặt băng ngoài tầm nhìn”, nhà Toán học của Đại học Manchester Geoff Evatt, một trong những đội trưởng của cuộc thám hiểm, nói với Live Science trong email từ trạm Halley ở Brunt Ice Shelf. “Hy vọng rằng, chúng ta có thể tìm thấy một số trong mùa này bằng cách sử dụng một phương pháp dựa trên máy dò kim loại”.

Một nhóm năm người, trong đó có cả Joy và Evatt, sẽ bắt đầu tìm kiếm thiên thạch sắt gần dãy Shackleton, phía Đông Nam của biển Weddell và khoảng 465 dặm (750 km) về phía Nam của Trạm Halley, cơ sở gần nhất. Geoff Evatt cho biết nhóm sẽ thay phiên nhau sử dụng hai máy dò kim loại mảng rộng được thiết kế đặc biệt, được kéo bằng xe trượt tuyết.

Mỗi mảng phát hiện kim loại có năm máy dò rộng khoảng 40 inch (1 mét) - vì vậy nhóm nghiên cứu có thể tìm kiếm một dải băng rộng 32 feet (10 mét) khi họ di chuyển, ông nói. Khu vực được chọn để khảo sát nằm trong phạm vi hỗ trợ trên không của Trạm Halley và có rất ít đá bề mặt để làm chậm mọi hoạt động kéo xe.

Mô hình toán học của các khu vực thiên thạch mắc cạn được thực hiện bởi nhà Toán học Andrew Smedley của Đại học Manchester cũng cho thấy, khu vực khảo sát có thể có rất nhiều thiên thạch sắt ngay dưới bề mặt băng, ông nói.

Bây giờ, họ đã sẵn sàng cho một chuyến đi lớn.

Theo Livescience

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/su-menh-tim-thien-thach-sat-that-lac-o-nam-cuc-4053996-b.html