'Sự kiện vịnh Bắc Bộ' bài học nguyên giá trị

Tư tưởng đó thể hiện sự yêu chuộng hòa bình, luôn tìm cơ hội hòa bình để ngăn ngừa chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.

Như vậy, có thể nói, tư tưởng “không nổ súng trước” luôn xuyên suốt trong quá trình dựng nước giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện sự yêu chuộng hòa bình không muốn chiến tranh, luôn tìm cơ hội hòa bình để ngăn ngừa chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.

Từ “Sợ” không có trong từ điển quân sự Việt Nam.

Tổ quốc Việt Nam phía Trường Sa

Tổ quốc Việt Nam phía Trường Sa

Tư tưởng “không nổ súng trước” khi triển khai tổ chức thực hiện thì không chỉ bằng hoạt động quân sự mà bao gồm cả ngoại giao, chính trị và kinh tế…nhằm để giữ vững hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.

Một biểu hiện trong hoạt động quân sự là hành động của một đơn vị nào đó trong tình huống đối đầu với kẻ địch là lệnh “không nổ súng trước”.

Lệnh không nổ súng trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất, về tình thế, tình huống và tầm ý nghĩa với lệnh cấm nổ súng.

Vậy nên, đừng so sánh khập khiểng những chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng tại đảo Gạc ma với bất cứ cái gì khác, ngoài sự thật.

Đúng! Chính những người lính đó đã tạo nên “Vòng tròn bất tử” để Hải quân Việt Nam quyết tâm biến đau thương, căm thù, thành hành động, thực hiện chiến dịch CQ-88 thành công lớn.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/binh-luan/su-kien-vinh-bac-bo-bai-hoc-nguyen-gia-tri-3362873/