Sự khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá và ô nhiễm nhất nước Nga

Tại một thành phố của Nga nằm gần vòng cực Bắc, những ống khói ngày đêm hoạt động trên nền tuyết trắng xóa, bất chấp thời tiết giá lạnh và những tháng mùa đông chìm trong bóng tối.

Norilsk, nằm cách vòng cực Bắc khoảng 320 km, là nơi hứng chịu thời tiết cực kỳ khắc nghiệt vào mùa đông. Thành phố này được coi là đô thị lạnh nhất, đồng thời ô nhiễm nhất nước Nga, do các mỏ khoáng sản và kim loại quý tập trung tại đây.

Norilsk, nằm cách vòng cực Bắc khoảng 320 km, là nơi hứng chịu thời tiết cực kỳ khắc nghiệt vào mùa đông. Thành phố này được coi là đô thị lạnh nhất, đồng thời ô nhiễm nhất nước Nga, do các mỏ khoáng sản và kim loại quý tập trung tại đây.

Vào mùa đông, Mặt Trời gần như không xuất hiện, khiến thành phố luôn chìm trong khung cảnh mờ ảo. Norilsk từng là nơi giam giữ các tù nhân bị lưu đày. Trong giai đoạn 1935-1956, khoảng 650.000 tù nhân đã được chuyển đến đây và 250.000 người trong số đó đã qua đời do lạnh, đói và lao động quá sức. Hệ thống nhà tù đã bị đóng cửa. Mọi công dân nước ngoài đều không thể đến thăm nhà tù nếu không có sự cho phép của lực lượng tình báo Nga.

Khung cảnh quen thuộc ở Norilsk với những ống khói cao vút trên nền tuyết trắng xóa cùng các căn chung cư theo kiểu Liên Xô cũ. Tình trạng khai thác và chế biến kim loại khiến ô nhiễm môi trường trở thành một trong những thách thức lớn đối với chính quyền thành phố.

Từ năm 1991, dân số của Norilsk giảm mạnh. Nhờ chính sách kinh tế của chính phủ Nga những năm sau đó, nhiều người bắt đầu tìm đến đây và định cư. Thành phố này là nơi chứa nhiều paladi, một kim loại hiếm màu trắng bạc và được sử dụng trong các thiết bị điện tử. Trong ảnh, những căn nhà dành cho các tù nhân dưới thời Liên Xô giữa cánh đồng tuyết trắng xóa.

Nhiều cư dân ở đây là hậu duệ của những tù nhân từng bị đày ải và lao động khổ sai thời Liên Xô. Họ ở lại đây vì việc rời khỏi một thị trấn và tìm kiếm công việc khác là điều gần như bất khả thi. Norilsk nằm cách biệt với mọi vùng khác của nước Nga. Để đến đây, người ta phải đi tàu thủy hoặc máy bay. Trong khi đó, nhiều người chủ động tìm đến Norilsk và quyết định ở lại đây với hy vọng sẽ có được mức lương mơ ước cùng cuộc sống ổn định nhờ các mỏ khoáng sản. Ảnh chụp các công nhân trên xe buýt về thành phố. Thời tiết lạnh đến nỗi họ không thể đứng chờ xe vì sợ sẽ chết cóng.

Hàng hóa từ Norilsk được đưa ra thị trường thông qua cảng ở Dudinka trên sông Yenisei. Đây được coi là cánh cửa duy nhất kết nối thành phố này với thế giới.

Bất chấp thời tiết, nhiều người vẫn quyết định tham gia bơi lội. Những hồ nước chỉ đóng băng một phần vì những đường ống dẫn nước nóng vẫn hoạt động, khiến nước ở phía dưới không bị đóng băng. Ngoại trừ bơi lội kiểu này, mọi hoạt động của người dân ở Norilsk đều diễn ra trong nhà.

Mới đây, sau nhiều năm cung cấp kim loại quý cho ngành công nghiệp điện thoại toàn cầu, người dân Norilsk đã có mạng Internet. Ảnh chụp một lớp học vẽ trong thành phố. Do thời tiết khắc nghiệt và cuộc sống bị cô lập, các hoạt động văn hóa được người dân đặc biệt quan tâm.

Ở nơi khai thác paladi lớn nhất thế giới, những công dân phải làm việc trong thời tiết vô cùng lạnh lẽo và gần như không có ánh sáng Mặt Trời vào mùa đông.

Chính phủ Nga từng ra lệnh đóng cửa một số nhà máy khai thác kim loại trong thành phố nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân Norilsk gần như phụ thuộc hoàn toàn vào công việc khai thác và chế biến kim loại, họ không có sự lựa chọn.

Ông già Noel 'xịn' tới Nhật Bản trước thềm Giáng sinh Ông già Noel chính thức của thế giới đã từ quê hương ở xứ Lapland (Phần Lan) đến thăm Nhật Bản để gặp gỡ trẻ em và khuấy động bầu không khí lễ hội tại đất nước này.

Thế Long (Theo New York Times)

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/su-khac-nghiet-o-vung-dat-lanh-gia-va-o-nhiem-nhat-nuoc-nga-post801514.html