Sự hồi sinh sau đại dịch đậu mùa của đế quốc La Mã

Khoảng năm 165 sau Công Nguyên, thành phố Hierapolis thuộc tiểu Á đã dựng lên một pho tượng của nam thần Apollo Alexikakos (Ác thần Averter) nhằm giúp cho dân chúng có thể thoát khỏi một căn bệnh đại dịch mới khủng khiếp với các triệu chứng kinh dị không sao kể xiết. Trận đại dịch này xem ra có phần còn hiểm ác hơn COVID-19 hiện tại, nhưng đế quốc La Mã vẫn tồn tại. Vì sao La Mã lại có thể vượt qua đại dịch bệnh một cách thần kỳ.

Thảm cảnh đại dịch tử thần

Các nạn nhân đã trải qua cảm giác sốt, ớn lạnh, đau dạ dày, tiêu chảy thì phân chuyển từ đỏ sang đen trong khoảng 1 tuần. Đồng thời trên cơ thể của nạn nhân da bị bong tróc và để lại sẹo lồi lõm... Đối với những bệnh nhân nặng thì khi ho hoặc bài tiết cũng văng ra lớp vảy do tổn thương từ bên trong cơ thể. Các nạn nhân chịu đựng nỗi đau đớn suốt 2-3 tuần trước khi triệu chứng thuyên giảm. Khoảng 10% trong số 75 triệu dân sống trong đế quốc La Mã đã tử vong. Về bệnh này có một tài liệu thời kỳ đó đã chép lại: “Như một giống ác thú, căn bệnh không chỉ gây khổ cho một vài người mà còn tàn phá khắp các thành phố, kết liễu nhiều mạng sống dân thường”.

Bức tranh khắc của danh họa người Pháp, Jules-Elie Delaunay, mô tả cảnh thiên thần báo chết bay trước cửa nhà người dân trong đại dịch Antonine ở La Mã. Ảnh nguồn: Wikimedia Commons under CC BY 4.0

Bức tranh khắc của danh họa người Pháp, Jules-Elie Delaunay, mô tả cảnh thiên thần báo chết bay trước cửa nhà người dân trong đại dịch Antonine ở La Mã. Ảnh nguồn: Wikimedia Commons under CC BY 4.0

Dịch đậu mùa đã càn quét La Mã, căn bệnh truyền nhiễm là một phần dài trong đời sống thị dân La Mã khi đó. Ngay cả những người giàu cũng không thể thoát khỏi dịch ở một thời điểm còn chưa có ai biết về vi trùng. Cùng lúc đó thì bệnh sốt rét và đường ruột cũng đang hoành hành, nhưng không căn bệnh nào kinh khủng bằng thứ triệu chứng mà người La Mã đang phải đối mặt: Sốt dai dẳng, bệnh tật hao mòn và những con giòi sống ngay trong những vết thương thối rữa mãi không chịu lành.

Đợt dịch đậu mùa ở La Mã được bắt đầu từ một lời đồn kinh dị lan truyền từ phía Đông rồi nó phát triển thành trò bàn tán râm ran chủ yếu xoay quanh bản thân những người mắc mới. Buổi đầu, mầm bệnh di chuyển “tàng hình”, những người đầu tiên bộc lộ các triệu chứng là sau 2 tuần mắc bệnh, hoặc sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Dịch bệnh lây lan ảnh hưởng cả một thế hệ và đạt đỉnh bệnh vào năm 189 với 2000 người thiệt mạng mỗi ngày tại La Mã. Dịch đậu mùa cũng làm biến đổi phần lớn xã hội và đốn gục các đạo quân tinh nhuệ của La Mã. Tầng lớp quý tộc cũng chết rất nhiều, đến nỗi các hội đồng thị trấn phải rất chật vật để triệu tập hội họp, các tòa án địa phương án binh bất động, còn các tổ chức cộng đồng lâm vào cảnh thiếu thành viên chủ chốt.

Dịch bệnh buộc nông dân bỏ hoang nông trại, nhiều thành thị hoang tàn trải dài từ Ai Cập đến Đức. Dịch bệnh khiến cho các tác động tâm lý trở nên ngày một sâu sắc hơn. Trong hầu hết các trường hợp, dịch bệnh đã phát tán nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi dịch bệnh của người La Mã là thứ mà cho đến ngày hôm nay nhiều nhà khảo cổ học làm việc trên khắp lãnh thổ La Mã cũ đã tìm thấy rất nhiều bùa và những hòn đá nhỏ được chạm khắc bởi những người trong cơn tuyệt vọng muốn bệnh tật phải tránh xa.

Hoàng đế La Mã, Marcus Aurelius, người đã có những quyết sách đúng đắn giúp phục hồi đế quốc sau đại dịch Antonine. Ảnh nguồn: Britanica

Các giải pháp phục hồi thông minh

Bị dịch bệnh tấn công, nhưng sức phản đòn của La Mã cũng mạnh mẽ. Ở Hierapolis, nhiều thành phố trên khắp La Mã đã gửi các phái đoàn đến Apollo nhằm cầu xin lời khuyên từ các vị thần làm thế nào để khắc chế dịch bệnh. Các thành phố cùng cử đại biểu đi gặp thần linh như một sự thể hiện về sức mạnh đoàn kết cộng đồng vượt qua nỗi sợ. Phản ứng trước cái chết của quá nhiều binh sĩ, hoàng đế Marcus Aurelius đã ứng biến bằng cách chiêu mộ nô lệ và dũng sĩ vào các quân đoàn.

Để làm tươi trở lại các nông trang cùng những thành thị tiêu điều, hoàng đế Marcus Aurelius đã mời dân tị nạn từ các thành thị ngoài đế quốc La Mã đến định cư ngay trong lãnh thổ. Các thành phố từng mất đi một lượng lớn quý tộc thì đã được thay thế mới theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là lấp đầy ghế trống trong các hội đồng bằng con trai của những nô lệ được giải phóng khỏi chủ nô. Đế quốc La Mã cứ thế lột xác dần dần, vượt qua những thời khắc đen tối và nghiệt ngã.

Xã hội La Mã đã phục hồi rất tốt từ dịch đậu mùa. Hơn 1600 năm sau đó, sử gia Edward Gibbon viết cuốn sách nổi tiếng “Suy tàn và sụp đổ của đế quốc La Mã”, cuốn sách không chỉ nhấn mạnh đến “dịch tử thần” dưới thời hoàng đế Marcus Aurelius mà còn là các sự kiện sau khi hoàng đế này băng hà. Sử gia Edward Gibbon nhấn mạnh: “Thời trị vì của hoàng đế Marcus là một khoảng thời kỳ ghi nhận các điều kiện hạnh phúc và thịnh vượng nhất trong lịch sử nhân loại”. Sự kiện đại dịch tồi tệ mà người La Mã đã trải qua được lịch sử đặt tên là Đại dịch Antonine. Bước qua thế kỷ thứ 3, thượng thư kiêm sử gia Cassius Dio đã gọi đế quốc La Mã dưới triều trị vì của hoàng đế Marcus là “Thần Quốc”, đó là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ “với những khó khăn phi thường đã vượt qua”. Dio tin rằng đối với những người sống sót có thể vượt qua đại dịch nếu như có một xã hội quản trị tốt, cùng nhau phục hồi và tái thiết.

Tàn tích của đế quốc La Mã kiêu hùng một thời. Ảnh nguồn: Britanica

Lần đầu tiên khi dịch COVID-19 bùng phát, thế giới đột nhiên đối mặt với yếu tố đột ngột, vô hình, chưa hề biết về một căn bệnh lây nhiễm chết người và dễ phát tán. Nhưng, dịch Antonine gây chết người và nguy hiểm còn nhiều hơn COVID-19, song La Mã vẫn tồn tại ngoạn mục. Vậy chúng ta cũng không phải lấy làm lo lắng và hoàn toàn hy vọng về sự vùng lên của nhân loại sau đại dịch COVID-19!

Phan Bình

(Theo smithsonianma)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/su-hoi-sinh-sau-dai-dich-dau-mua-cua-de-quoc-la-ma-n173485.html