Sự học ở vùng quê được Bác Hồ gửi thư khen

Ít người biết rằng, vùng quê thuộc huyện đồng chiêm trũng Gia Viễn- xã Liên Sơn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng lại là địa phương có phong trào khuyến học, khuyến tài diễn ra sôi nổi. Từ năm 1956, xã Liên Sơn là một trong số ít địa phương trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen vì thành tích xóa nạn mù chữ. Kể từ đó đến nay, đã hơn 60 năm trôi qua nhưng những lời căn dặn của Người về sự học luôn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhớ, thực hiện...

Ông Bùi Văn Hướng ôn lại kỷ niệm được Bác Hồ tặng huy hiệu cho con cháu nghe.

Từ chuyện về “ônggiáo làng” được Bác Hồ tặnghuy hiệu...

Vẫn hết sức xúcđộng khi nhắc đến Bác và kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời, ông Bùi Văn Hướng giọngrưng rưng: Năm 1956 xã Liên Sơn được Bác gửi thư khen thì đến năm 1957 tôi đượcBộ Giáo dục mời về Hà Nội dự họp. Ban đầu cũng không biết là được gặp Bác. Đếnkhi nhìn thấy Bác bước vào phòng họp ở Phủ Chủ tịch, Người ân cần hỏi thăm“Cháu đi đạo à? Mấy đứa con rồi?...”khiến cán bộ bình dân học vụ là ông Hướngkhi đó không khỏi xúc động vì sự gần gũi, thân thương của người đứng đầu Nhànước. Chiếc huy hiệu Bác trao cùng lời dặn dò phải học hơn nữa để có kiến thứcphục vụ cho sau này điện khí hóa nông thôn... của Người luôn ở trong tâm trícủa ông Hướng, được ông khắc ghi, răn dạy bản thân và dạy bảo con cháu.

Là trưởng ban“diệt giặc dốt” của xã Liên Sơn từ những năm sau Cách mạng Tháng Tám thànhcông, (năm 1948) vì ông Hướng là một trong số ít người ở địa phương là ngươìbiết chữ. Ông đạt giải nhất tại kỳ thi Sơ học yếu lược (tương đương trình độ lớp 6) trong khi đó 95% dân số LiênSơn mũ chữ. Ông Hướng cùng những người biết chữ ở địa phương luôn thuộc “nằmlòng” khẩu hiệu “cứ người biết chữ dạy người không biết chữ” để thực hiện tuyêntruyền, vận động người dân tham gia học tập.

Ông ra chợ, đếntừng nhà để nói cho người dân hiểu về sự cần thiết phải biết đọc, biết viết, tổchức các lớp xóa mù theo thôn, xóm, theo gia đình, nhắc con cái các gia đìnhbiết chữ rồi thì về nhà dạy cho bố mẹ. Ông lại đi tìm hiểu rồi lặn lội đi tìmnhững người viết chữ, vận động họ tham gia dạy bình dân học vụ... Là người cóđạo, ông kể mỗi khi đến nhà những người có đạo tuyên truyền, vận động, ông đêùnhắc họ học đọc, học viết để mà biết đọc kinh thánh. Thế là nhiều người nghelời ông, tích cực tham gia học tập.

Ông Hướng có cơhội được gặp Bác Hồ lần thứ 2 tại Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốcvì những thành tích đạt được trong công tác dạy bình dân học vụ. Với vinh dự 2lần được gặp Bác đã trở thành động lực để ông nỗ lực, phấn đấu đưa sự nghiệpgiáo dục của xã nhà từng bước có những chuyển biến, được cấp ủy, chính quyền vànhân dân địa phương ghi nhận.

Đến câu chuyện về người“nặng lòng” với công táckhuyến học

Nhắc đến gia đìnhông Phạm Ngọc Phúc, không ai là không nể phục tinh thần học tập của gia đìnhông. Bản thân ông Phúc cùng vợ là bà Đinh Thị Đà đều là giáo viên gắn bó vơíphong trào bình dân học vụ ở địa phương. Trong ký ức của ông bà, những năm saukhi xã Liên Sơn nhận được thư Bác Hồ khen ngợi vì thành tích xóa mù chữ, phong tràohọc tập của người dân sôi nổi hơn bao giờ hết. Hòa trong không khí học tập sôinổi đó, nhớ lời Bác dạy, cả hai vợ chồng Bác Phúc khi đó gửi con nhỏ cho ông bàrồi tham gia các lớp dạy bình dân học vụ ở Gia Lập, Gia Vân, Gia Hưng... Ngàyđó, không có phương tiện thuận lợi như bây giờ, cả học viên và giáo viên tơílớp đều đi bộ. Nhưng không ai nề hà việc đi lại mà đến lớp với tinh thần họctập hăng say.

Đến khi về nghỉhưu ở địa phương, bác Phúc lại có cách chăm lo cho sự học của con em quê hươngtheo cách riêng của mình. Tranh thủ dịp hè hoặc thứ bảy, chủ nhật, bác Phúc tổchức các lớp dạy học miễn phí cho con em trong xóm. Với mong muốn, giúp cáccháu có học lực kém vươn lên, đồng thời giúp các gia đình quản lý con em trongkhoảng thời gian bố mẹ bận việc. Các lớp học được bác Phúc duy trì thườngxuyên, là địa điểm để bọn trẻ trong xóm ríu rít rủ nhau mỗi dịp hè...

Ở cươngvị là Chủ tịch Hội Khuyến học xã, bác Phúc còn quan tâm tìm hiểu, đến tận giađình có con em bỏ học để vận động gia đình tạo điều kiện cho con em đi học. LàChủ tịch Hội Khuyến học huyện Gia Viễn đã 2 nhiệm kỳ, bác Phúc đã làm tốt việctham mưu cho cấp ủy, chính quyền về các giải pháp thúc đẩy phong trào khuyếnhọc, khuyến tài. Bác cùng với các đồng chí trong Ban chấp hành Hội Khuyến học huyệnđã triển khai nhiều hoạt động thu hút các nguồn lực xây dựng quỹ khuyến học cáccấp cũng như động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thànhtích trong giáo dục.

Cả cuộc đời gắnbó với sự nghiệp giáo dục và công tác khuyến học, khuyến tài, ông Phạm NgọcPhúc đúc rút được cho bản thân nhiều bài học quý về sự học. Ông chia sẻ: Vinhdự được là một người dân xã Liên Sơn được Bác Hồ gửi thư khen vì thành tíchtrong giáo dục, lại là một giáo viên nên bản thân tôi luôn ghi nhớ lời Bác,trước hết bản thân luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ. Sau đó, giáo dục,dạy bảo con cái trong nhà để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Khiđó, có đi tuyên truyền, vận động, làm công tác khuyến học, nói người ta mơítin, mới nghe và làm theo...

Nhiều người dântrong xã vẫn nhắc đến gia đình ông Phúc là “gia đình giáo dục” quả không saikhi cả hai vợ chồng ông và 5 người con đều học sư phạm và công tác trong ngànhgiáo dục. Tính cả dâu, rể thì gia đình ông có tới 8 người con đang công táctrong ngành giáo dục. Ông có 3 cháu ngoại đã học xong đại học, 1 cháu nội đanghọc đại học năm thứ 2. Dòng họ Phạm Ngọc của ông cũng là một trong những dònghọ tiêu biểu trong công tác khuyến học với 130 người có trình độ đại học trởlên, trong đó có 1 phó giáo sư, 5 tiến sỹ, 12 thạc sỹ. Hàng năm có từ 7- 10cháu thi đỗ vào các trường đại học chính quy.

Và sự học “nởhoa” ở vùng quênghèo...

Giở lại nhữngtrang trong lịch sử Đảng bộ xã Liên Sơn, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cảxã có tới 95% người dân mù chữ, phụ nữ không được đi học. Cả xã chỉ có mộttrường Hương Học dành cho con nhà giàu và chức dịch. Sau khi Cách mạng ThángTám thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc toàn dântham gia diệt giặc đói, giặt dốt và giặc ngoại xâm, xã Liên Sơn đã dấy lênphong trào học tập sôi nổi. Từ địa phương có tỷ lệ mù chữ cao, đến năm 1956Liên Sơn đã thanh toán xong nạn mù chữ, người dân ai cũng biết chữ. Chính từthành tích xuất sắc này mà nhân dân Liên Sơn vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minhgửi thư khen và được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Học sinh Liên Sơn đến trường.

Chặng đường hơn60 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương từng bước cónhững khởi sắc, đời sống người dân khấm khá lên thì sự học của vùng quê đượcBác Hồ gửi thư khen vì thành tích học tập cũng có nhiều chuyển biến tích cực.Đồng chí Lương Hoàng Long, Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Phần thưởng cao quýmà Chủ tịch Hồ Chí Minh khen năm 1956 là nguồn cổ vũ, động viên quý giá, khíchlệ Đảng bộ và nhân dân Liên Sơn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ở địaphương những năm qua. Đình làng- di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của xã nhiêùnăm qua là địa điểm mở các lớp học bổ túc văn hóa cho đội ngũ cán bộ xã và nhândân vừa tham gia lao động, vừa công tác, học tập để nâng cao kiến thức. Bêncạnh đó, bậc học mầm non và phổ thông cũng song hành phát triển và lớn mạnhkhông ngừng.

Thực hiện thưBác, hơn 60 năm qua Đảng bộ, nhân dân Liên Sơn đã có nhiều giải pháp chăm locho giáo dục. Từ một địa phương nghèo xưa kia phải dạy học trong nhà dân, đìnhlàng và sơ tán học ở đồi cây để tránh máy bay địch trong chiến tranh. Đến nay,cơ sở vật chất trường lớp đã từng bước khang trang, kiên cố, đáp ứng yêu câùgiáo dục trong tình hình mới. Trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, trườngMầm non đang triển khai xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận đạtchuẩn quốc gia vào cuối năm 2019. Hàng năm, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đếntrường đạt 100%; số học sinh thi đỗ vào lớp 10 THPT đạt từ 90% trở lên. Chấtlượng giáo dục mũi nhọn năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm, 2 trường tiểu họcvà THCS luôn có số lượng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh xếp trong tốp đâùcủa huyện...

Cùng với việc đâỷmạnh và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, cấp ủy, chính quyềnđịa phương còn đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục để tận dụngcác nguồn lực tập trung cho sự nghiệp giáo dục. Phong trào khuyến học, khuyếntài, xây dựng xã hội học tập diễn ra sôi nổi, nhận được sự hưởng ứng tích cựccủa các tổ chức, cá nhân, người dân. Đến nay, xã Liên Sơn có trên 70% dân số làhội viên Hội Khuyến học. Những dòng họ tiêu biểu trong công tác khuyến họcthường được nhiều người dân địa phương nhắc đến bởi tấm lòng, tâm huyết dànhcho sự học của con em quê hương như: dòng họ Đinh Quang, Phạm Ngọc, Lưu Danh,Đặng, Bùi...

Nhiều người dân Liên Sơn, dù xa quê đã lâu nhưng trách nhiệm, tìnhcảm dành cho sự học của quê hương luôn “đong đầy”: Hội đồng hương Liên Sơn tạiHà Nội hàng năm đều gửi kinh phí xây dựng quỹ khuyến học của xã; gia đinh anh NgôCao Tuấn và chị Lương Thị Minh (xóm 13) cùng với các gia đình anh em trong dònghọ thường xuyên dành những phần quà, những suất học bổng để tặng thưởng cho cáccháu học sinh giỏi của xóm, đóng góp kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi củatrường Mầm non, các cá nhân như: ông Đinh Quang Minh, Đặng Văn Thiết, Phạm NgọcPhúc...mỗi người có một cách khác nhau để góp phần đưa phong trào khuyến học,khuyến tài của địa phương ngày một phát triển.

Con em Liên Sơnngày nay, dù ở địa phương hay đi công tác, học tập, sinh sống ở khắp mọi miềnTổ quốc đều tự hào về truyền thống, về “cái nôi” giáo dục từ thuở ban đầu. Đếnnay, xã có 2 giáo sư, 1 phó giáo sư, 5 tiến sỹ và hàng trăm bác sỹ, kỹ sư, cửnhân, cán bộ trung, cao cấp trong quân đội...

Bài, ảnh: PhanHiếu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/sy-hoc-o-vung-que-duuc-bac-ho-gui-thu-khen-20190906083134748p4c31.htm