Sử dụng tỏi ở người tăng huyết áp như thế nào cho hiệu quả?

Sử dụng tỏi đen để hỗ trợ hạ huyết áp ở người huyết áp cao là một phương pháp đơn giản, tiện dụng, chi phí thấp. Vậy hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Có những điểm hạn chế nào cần lưu ý khi dùng tỏi để hỗ trợ ổn định huyết áp?

Tác dụng của tỏi trong hỗ trợ chữa cao huyết áp

Nhằm phân tích, đánh giá về tác dụng của tỏi trong hỗ trợ chữa cao huyết áp, Viện Y học Tích hợp Quốc gia Melbourne, Úc đã tổng hợp kết quả của 20 thử nghiệm với 970 người tham gia. Kết quả phân tích cho thấy: Mức giảm trung bình ± SE (cộng trừ sai số) của huyết áp tâm thu (SBP) là 5,1 ± 2,2 mmHg (P<0,001). Mức giảm trung bình ± SE của huyết áp tâm trương (DBP) là 2,5 ± 1,6 mm Hg (P<0,002).

Đặc biệt, với nhóm các thử nghiệm tiến hành với đối tượng tăng huyết áp (SBP/DBP ≥ 140/90 mmHg) còn cho thấy chênh lệch mức giảm lớn hơn nữa. Mức giảm ở SBP là 8,7 ± 2,2 mm Hg (P<0,001; n=10) và mức giảm ở DBP là 6,1 ± 1,3 mm Hg (P<0,001; n=6). [1]

Phân tích còn cho thấy, tỏi có tác dụng hỗ trợ giảm LDL- cholesterol, hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, hỗ trợ tăng cường miễn dịch thông qua tăng hoạt động đại thực bào, tế bào NK, sản xuất lympho T và B.

Đánh giá này cho thấy việc bổ sung tỏi đen giúp hỗ trợ hạ huyết áp ở người bị cao huyết áp, hỗ trợ giảm cholesterol và hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

Những hạn chế khi dùng tỏi tươi hỗ trợ cao huyết áp

Trong một nghiên cứu về tác dụng của tỏi tươi được thực hiện với chuột trong phòng thí nghiệm đã phát hiện một số tác dụng không mong muốn của tỏi tươi khi sử dụng lâu dài. Kết quả đã chỉ ra rằng:

+ Dùng tỏi tươi với liều cao kéo dài dẫn đến thiếu máu, giảm cân và không phát triển được do sự ly giải các tế bào hồng cầu.

+ Sử dụng nước ép tỏi tươi với liều 5ml/kg có thể dẫn đến tử vong do tổn thương dạ dày.

+ Sử dụng đều tinh bột tỏi (50mg/ngày) sẽ dẫn đến ức chế sự sản sinh tinh trùng ở chuột.

Tác dụng phụ phổ biến khi ăn tỏi tươi là hơi thở khó chịu và mùi cơ thể. Nếu ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là khi bụng đói, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, đầy hơi và thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, trên thế giới đã có báo cáo về viêm da dị ứng, bỏng và mụn nước khi dùng tỏi tươi tại chỗ. Cũng có ý kiến cho rằng người dùng thuốc chống đông máu nên thận trọng khi dùng tỏi vì đặc tính chống huyết khối của nó, nhất là trước khi phẫu thuật. Bởi, tỏi có thể kéo dài thời gian chảy máu và có liên quan với tụ máu ngoài màng cứng tự phát.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Sử dụng tỏi đen trong hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao như thế nào? - Nghiên cứu chứng minh tỏi đen có tác dụng trong hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao

Tỏi đen là thành phẩm của tỏi tươi (Allium sativum L.) sau khi được lên men trong một thời gian ở nhiệt độ cao dưới độ ẩm cao. Trong quá trình lên men tỏi đen theo phản ứng Maillard đã sản sinh ra các hợp chất sinh học quý giá, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ ổn định huyết áp cao.

Một thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Adelaide - Úc, nhằm đánh giá khả nănghỗ trợ giảm huyết áp của chiết xuất tỏi đen đối với người tăng huyết áp. Kết quả đã cho thấy, chiết xuất tỏi đen là một phương pháp hiệu quả và có thể sử dụng hỗ trợ ổn định tăng huyết áp không kiểm soát. Các nhà khoa học cũng khẳng định sử dụng Tỏi đen có thể được coi là một phương pháp hỗ trợ an toàn cho người tăng huyết áp không kiểm soát.

Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học đến từ Đại học Nam Kinh, chỉ sau 14 ngày sử dụng tỏi đen đều đặn, những người mắc bệnh tăng huyết áp có chỉ số huyết áp giảm đáng kể (trung bình giảm khoảng 34,6%). Trong báo cáo này cũng chỉ rõ, tỏi đen có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp tốt hơn so với tỏi tươi.

Xem thêm chi tiết kết quả nghiên cứu tại: Tỏi đen hỗ trợ điều trị tăng huyết áp như thế nào?

- Ưu thế của tỏi đen so với tỏi tươi trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp

- Cách thức sử dụng tỏi đen hỗ trợ ổn định huyết áp

Bạn có thể sử dụng từ 2-3 củ Tỏi đen mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát cao huyết áp. Bạn nên dùng vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có sử dụng tỏi đen ngâm rượu, tỏi đen ngâm mật ong, nước ép tỏi đen hoặc chế biến với các nguyên liệu khác tạo thành những món ăn hấp dẫn.

- Người bị huyết áp thấp có thể ăn tỏi đen không?

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Adelaide, Úc cũng đã chỉ ra, với liều dùng 1 củ tỏi đen (240mg) không làm thay đổi huyết áp. Người huyết áp thấp có thể sử dụng tỏi đen với liều lượng thấp theo sự tư vấn, hướng dẫn của chuyên gia để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của người cao huyết áp

- Người cao huyết áp phải tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút. Bởi, đi bộ làm giảm áp lực trong máu, giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn, gấp 4 đến 5 lần so với bình thường, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và biến chứng do cao huyết áp gây ra.

- Người cao huyết áp nên dành khoảng 10 phút mỗi buổi sáng và tối tập hít thở sâu. Đây là một thao tác đơn giản nhưng có tác dụng to lớn giúp ổn định huyết áp. Yoga chính là một phương pháp luyện tập rất thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp

- Hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, nhiều dầu mỡ, không nên ăn mặn, hạn chế những món ăn quá ngọt.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/su-dung-toi-o-nguoi-tang-huyet-ap-nhu-the-nao-cho-hieu-qua-n182085.html