Sử dụng phim và tin nhắn khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng

Một bộ phim về tham nhũng với sự tham gia của 2 ngôi sao Nigeria 'cỡ bự' đã thu hút người xem và thu về thành quả là hàng trăm tố cáo về tham nhũng.

Trong phim, số điện thoại đường dây nóng được hiển thị 4 lần trên màn hình, kêu gọi mọi người tố cáo tham nhũng. Nguồn: Princeton University

Trong phim, số điện thoại đường dây nóng được hiển thị 4 lần trên màn hình, kêu gọi mọi người tố cáo tham nhũng. Nguồn: Princeton University

Theo nghiên cứu của Tạp chí Science Advances, một con số kỷ lục về tố cáo của công dân Nigeria về các hành vi tham nhũng đã được ghi nhận sau chiến dịch tuyên truyền, mà ở đó, mọi người được xem một bộ phim về đề tài tham nhũng và sau đó nhận được một nhắn tin khuyến khích tố cáo tham nhũng trong chính phủ.

Chiến dịch gồm 2 phần đã mang lại 241 tố cáo về tham nhũng từ 106 quần chúng nhân dân chỉ trong thời gian 7 tháng, theo các nhà nghiên cứu, đây là con số đáng vượt trội hơn hẳn so với chiến dịch tố cáo tham nhũng trước đây chỉ mang lại ít hơn 140 tố cáo, trong vòng 1 năm.

Thành công bước đầu của chiến dịch chỉ ra rằng, mọi người sẽ có hành động tích cực để tố cáo tội phạm nếu được nhắc nhở về vai trò gương mẫu của mình và được đưa ra các con đường tiếp cận dễ dàng để thực hiện việc tố cáo.

Ông Betsy Levy Paluck, giáo sư tâm lý học và các vấn đề công cộng tại Trường Công vụ và Quốc tế của Princeton cho biết: "Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: Các chiến dịch sẽ giúp mọi người dễ dàng thực hiện những việc mà họ đã có động lực để làm. Trong lần này, chiến dịch nhắn tin cho phép mọi người gửi tin nhắn liên quan đến một vấn đề mà họ thấy là quan trọng một cách đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Bộ phim mang tới một hình mẫu công dân Nigeria gương mẫu trong việc tố cáo tham nhũng".

Levy Paluck, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Hành vi và Chính sách Công Kahneman-Treisman của Princeton đã thực hiện một nghiên cứu, thông qua đó, tìm cách thuyết phục một nhóm người trải nghiệm một hình thức mang tính cộng đồng mới.

Một cách để thay đổi nhận thức thông thường là làm nổi bật hành vi của các hình mẫu, cá nhân tiêu biểu có thực hoặc hư cấu. Các nhà nghiên cứu mong muốn điều này có thể được thực hiện thông qua các thước phim.

Họ đã ủy quyền cho đoàn phim từ IROKO TV ở Nigeria, nhà sản xuất phim lớn thứ 3 của Nollywood film (Nigeria). Bộ phim có thời lượng 2 tiếng, có tiêu đề "Water of Gold", kịch bản của Kabat Esosa và sản xuất bởi sự liên kết giữa Iroko và Magic Movies Productions. Phim có sự tham gia của 2 ngôi sao "cỡ bự" của Nigeria là diễn viên Yemi Blaq và Mike Ezuruonye.

Bộ phim lấy bối cảnh ở 4 bang phía Đông Nam Nigeria, nơi có khoảng 14,2 triệu người dân sinh sống. Dù có nguồn tài nguyên dầu thô dồi dào của khu vực, nhưng tham nhũng tại các tập đoàn quốc tế, từ các cơ quan Chính phủ liên bang Nigeria và các quan chức nhà nước, địa phương đã khiến nơi đây nghèo đói và kém phát triển. Người dân nơi đây cho rằng, tham nhũng là vấn đề hàng đầu mà đất nước họ phải đối mặt.

Bộ phim kể về câu chuyện của một ngư dân nghèo tên là Natufe và người anh trai giàu có Priye. 2 người là anh em thân thiết cho tới khi Priye rời khỏi làng, nhiều năm sau trở về, trở thành một doanh nhân giàu có. Không như mong muốn của Natufe, Priye bắt đầu bắt tay hợp tác với các chính trị gia địa phương tham nhũng. Natufe đã thẳng thắn chống lại hệ thống tham nhũng ở nơi mà họ sinh sống.

Điều đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tung ra 2 phiên bản khác nhau của bộ phim. Có điểm chung là, trong cả 2 bộ phim, họ đã để một số điện thoại đường dây nóng hiển thị trên màn hình 4 lần, kêu gọi những người xem sử dụng đường dây nóng này để tố cáo tham nhũng, vì một Nigeria Liêm chính. "Hãy kể cho chúng tôi câu chuyện của bạn. Nhắn tin MIỄN PHÍ. Số điện thoại của bạn được giữ bí mật" ("Tell us your story. Text for FREE. Your number kept secret").

Điều khác biệt nằm ở cốt truyện của bộ phim. Trong "phiên bản điều trị", Natufe và một nhà hoạt động địa phương đã thiết lập một số điện thoại "mã ngắn" miễn phí, được sử dụng để nhắn tin hàng loạt, với mục đích khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng. Điều này được thực hiện trong 6 cảnh.

Còn trong "phiên bản trấn an", phần này của cốt truyện đã bị xóa.

Phần thứ 2 của chiến dịch là gửi tin nhắn đồng loạt vào một ngày ngẫu nhiên cho tất cả những người xem phim. Điều này cho phép các chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của thông điệp trước và sau khi được phát ra.

Các nhà nghiên cứu đã nhận được 3.316 tin nhắn từ 1.685 người khác nhau. Trong số đó, có 241 cá nhân đã gửi tố cáo tham nhũng, đề cập rõ ràng đến một hành vi, một người, hoặc một tổ chức cụ thể đã có sai phạm. Mọi người tố cáo hối lộ và tham nhũng được thực hiện bởi các chính trị gia, những người thực thi pháp luật và những người công tác trong ngành Giáo dục.

Ông Littman nói: "Chúng tôi rất vui mừng khi thấy nhiều người đã gửi tin nhắn. Khi chúng tôi lần đầu tiên mô tả chiến dịch cho các chuyên gia và các nhà hoạt động trên khắp Nigeria, họ đã nghĩ là không ai sẽ tham gia".

Hình mẫu cá nhân tiêu biểu đấu tranh với tham nhũng trong phim đã khuyến khích người xem tố cáo tham nhũng, và đặc biệt, những cá nhân nhận được tin nhắn khuyến khích có nhiều khả năng gửi tố cáo tham nhũng. Theo các nhà nghiên cứu, chiến dịch tuyên truyền bằng phim đã mang lại các thông tin tố cáo tham nhũng nhờ vào sự thay đổi nhận thức về các tiêu chuẩn liên quan đến sự giận dữ của cộng đồng đối với tham nhũng.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các chiến dịch có thể sử dụng các câu chuyện xúc cảm để kêu gọi hành động tập thể", Paluck nói.

Hoài Phương

Nguồn Thanh Tra: http://thanhtra.com.vn/quoc-te/tin-tuc/su-dung-phim-va-tin-nhan-khuyen-khich-nguoi-dan-to-cao-tham-nhung_t114c52n145845