Sư đoàn xe tăng cận vệ Nga mạnh tới chừng nào?

Không chỉ đơn thuần chỉ được trang bị những chiếc T-80U, quy mô của Sư đoàn xe tăng cận vệ số số 4 Kantemirovskaya không khác gì một quân đội thu nhỏ.

Được thành lập từ năm 1942 và hoạt động liên tục cho đến ngày nay, Sư đoàn cận vệ số 4 Kantemirovskaya ( Quân đội Nga) luôn đóng vai trò quan trọng trong vành đai phòng thủ của Moscow suốt 75 năm qua. Vậy sư đoàn này được trang bị những gì để có thể thực hiện nhiệm vụ quan trọng này? Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Được thành lập từ năm 1942 và hoạt động liên tục cho đến ngày nay, Sư đoàn cận vệ số 4 Kantemirovskaya ( Quân đội Nga) luôn đóng vai trò quan trọng trong vành đai phòng thủ của Moscow suốt 75 năm qua. Vậy sư đoàn này được trang bị những gì để có thể thực hiện nhiệm vụ quan trọng này? Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Tất nhiên đóng vai trò chủ đạo trong Sư đoàn Kantemirovskaya vẫn là đội hình những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U, với quân số hơn 300 chiếc. Nếu xét ở các sư đoàn bộ binh cơ giới, Sư đoàn Kantemirovskaya được trang bị tốt hơn hẳn các sư đoàn cơ giới khác của quân đội Nga. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Quy mô của Sư đoàn cận vệ Kantemirovskaya lên tới 12.000 quân cùng với đó là những nấm đấm thép chủ lực của Quân đội Nga như xe chiến đấu bộ binh BMP-2, pháp tự hành 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta và pháo phản lực phóng loạt các loại. Trong ảnh là một chiếc BMP-2 của Sư đoàn Kantemirovskaya. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Còn đây là hình ảnh khá hiếm hoi của một chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1 trong biên chế của Sư đoàn Kantemirovskaya, nó gần như không xuất trong các đơn vị bộ binh cơ giới của Nga ngày nay. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Ngoài vũ khí chính là một pháo 73mm 2A28 , BMP-1 còn có khả năng chở theo tới 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị chưa bao gồm kíp chiến đấu trên xe. Nhìn sơ qua tình trạng của chiếc BMP-1 này thì nó vẫn còn khá mới sau gần 50 năm hoạt động. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Còn đây là gương mặt đã quá quen thuộc luôn đi đôi với hình ảnh của Quân đội Nga, xe bọc thép chở quân BTR-82A. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Dù thiên về khả năng chiến đấu với các dòng xe tăng và xe bọc thép, nhưng Sư đoàn Kantemirovskaya vãn được trang bị các đơn vị pháo khá khủng của Quân đội Nga như khẩu pháo tự hành 2S19 Msta này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Các đơn vị pháo tự hành 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta bên trong Sư đoàn Kantemirovskaya luôn đóng vai trò hổ trợ hỏa lực cho các mũi tấn công chủ lực của sư đoàn này trên chiến trường, khi nó không hề ở tuyến sau mà ở ngay tuyến đầu. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Còn đây là pháo tự hành 2S1 Gvozdika, nó cũng cùng thời với những chiếc BMP-1 với thời gian phục vụ cũng ngót nghét gần 50 năm trong biên chế Quân đội Liên Xô sau đó là Nga. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

2S1 Gvozdika được trang bị pháo chính 122mm 2A18 và đặt trên khung gầm xe bọc thép chở quân MT-LB. Trọng lượng chiến đấu của 2S1 Gvozdika là khoảng 16 tấn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-27 Uragan. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Nếu 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta hỗ trợ hỏa lực tầm gần thì BM-27 Uragan lại hỗ trợ hỏa lực tầm xa với tầm bắn hiệu quả lên đến 35km. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Góp lửa cho nó là một pháo phản lực phóng loạt khác BM-21 Grad. Nó có tầm bắn hiệu quả cũng ước đạt hơn 20km. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Và cuối cùng trong dàn hỏa lực công thủ toàn diện của Sư đoàn Kantemirovskaya không thể không kể đến các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Tor-M1, với nhiệm vụ chính bảo vệ cho các đơn vị tăng thiết giáp của Sư đoàn Kantemirovskaya trước các mối đe dọa từ trên không ở tầm gần ngay trên trận địa. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Với trang bị, khí tài và vũ khí như đã nói ở trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy là Sư đoàn Kantemirovskaya sở hữu sức mạnh tấn công và phòng thủ khá toàn diện. Mặc dù một số trang bị của sư đoàn này đã khá cũ nhưng nhìn chung chúng vẫn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/su-doan-xe-tang-can-ve-nga-manh-toi-chung-nao-937971.html