Su-57 không lọt danh sách 10 máy bay tiêm kích tốt nhất

Tạp chí Mỹ liệt kê những máy bay nào sẽ thống trị bầu trời trong vòng 10 năm tới.

Xin giới thiệu tiếp với bạn đọc bài báo với tiêu đề và phụ đề trên (thay lời giới thiệu) của chuyên gia quân sự Nga chuyên viết về mảng vũ khí- phương tiện kỹ thuật quân sự cho báo “Svobodnaia Pressa” Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên báo này ngày 21/6/2019. Chúng tôi có bổ sung ảnh F-35.

Trên ảnh: các máy bay tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga: Xergey Bobylev/ТАSS)

Trên ảnh: các máy bay tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga: Xergey Bobylev/ТАSS)

Tạp chí chuyên ngành hàng không quân sự, hàng không dân dụng và hàng không vũ trụ Mỹ “Aviation Week & Space Technology (AWST)” (Hàng không & Công nghệ Vũ trụ (AWST)) vừa mới đăng tải bản dự báo về triển vọng phát triển của máy bay không quân tiêm kích trên thế giới trong một thập kỷ tới.

Bản báo cáo này được công bố nhân Lễ khai mạc “Le Bourget Air Show 2019” (Triển lãm hàng không Le Bourget 2019 từ 17 đến 23/6/2019) tại Pháp.

Những nội dung của dự báo này không đề cập đến vấn đề chất lượng máy bay, hiệu quả của chúng khi được sử dụng trong điều kiện tác chiến.

Các chuyên gia của Aviation Week & Space Technology (AWST) chỉ ước tính sẽ có bao nhiêu máy bay kiểu này hay kiểu khác sẽ được khai thác (sử dụng) không chỉ ở các quốc gia sản xuất chúng, mà còn ở những quốc gia sẽ mua các phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) này.

Các phương pháp (tiêu chí) tính toán được áp dụng không được công bố. Nhưng có thể tin chắc rằng- vì đây là một tạp chí chuyên ngành và khá chuyên nghiệp, nên khi tính toán để đưa ra các con số dự báo, các chuyên gia không chỉ dựa vào các số liệu trong các kế hoạch sản xuất.

Mà cả các số liệu dự tính về loại biên những máy bay đã hết hạn sử dụng. Cả những máy bay đã lạc hậu, không còn có thể được sử dụng một cách hiệu quả trong các điều kiện chiến thuật và chiến lược đang thay đổi chóng mặt như hiện nay.

Ngoài ra, cũng sẽ cần sử dụng những số liệu thống kê về các vụ tai nạn và tổn thất tác chiến.

Máy bay tiêm kích General Dynamics F-16 Fighting Falcon của Mỹ

Và vị trí số một (trong bảng xếp hạng), rất dễ hiểu, thuộc về chiếc máy bay tiêm kích hạng nhẹ đã “đứng tuổi” General Dynamics F-16 Fighting Falcon, - đây là kiểu máy bay bắt đầu “sự nghiệp phục vụ” đúng 40 năm về trước ... nhưng trong lực lượng Không quân Hà Lan. Còn tại Mỹ, đến tận những năm 1980, chúng mới được trang bị cho các đơn vị Không quân chiến đấu Mỹ.

Từ đó đến nay, đã khoảng 4.900 máy bay F-16 Fighting Falcon với nhiều biến thể khác nhau được xuất xưởng- (các biến thể) từ A đến D. Và như vậy, F-16 là kiểu máy bay tiêm kích thế hệ bốn được sản xuất hàng loạt nhiều nhất trên thế giới.

Kiểu máy bay này hiện vẫn đang được tiếp tục sản xuất. Và không chỉ ở Mỹ, nó còn được lắp ráp theo giấy phép tại một số quốc gia, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Nhật Bản.

Và được bán trên khắp thế giới. Nhưng tính đến thời điểm này, Không quân và Hải quân Mỹ đã ngừng mua F-16 từ lâu.

Hiện tại, còn có khoảng 3.300 chiếc F-16 đang được khai thác tại 27 quốc gia. Trong số đó, tại Mỹ- có 1.200 chiếc.

AWST dự đoán: vào năm 2029, sẽ có 2.400 chiếc máy bay F-16 vẫn “phục vụ” trên thế giới.

Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng này cũng có thể dự đoán được. Tất nhiên, nếu như “tin tưởng tuyệt đối” vào các báo cáo với tinh thần “quân ta luôn thắng” của Công ty "Lockheed-Martin". Đó là máy bay tiêm kích - ném bom F-35 Lightning II. Số lượng các máy bay này không hiểu sao lại được dự báo với độ chính xác gần như của một hiệu thuốc tây.

Trong 10 năm tới, theo khẳng định của các nhà “tiên trí” AWST, số lượng máy bay F-35 sẽ bằng đúng 2.181 chiếc.

Có vẻ hơi khó thuyết phục. Số là nếu cứ đúng theo tinh thần của cái dự án (chế tạo F-35) đầy tham vọng với sự tham gia của một số nước như Ý, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Vương quốc Anh, thì sẽ có tổng cộng 3.323 máy bay (F-35) ba biến thể khác nhau - F-35A (phiên bản sân bay mặt đất), F-35B (phiên bản cất hạ cánh trên đường băng ngắn và cất hạ cánh thẳng đứng cho Quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ) và F-35C (phiên bản trang bị cho tàu sân bay) được chế tạo.

Tuy nhiên, theo tiến độ thì các dây chuyền sản xuất F-35 vẫn sẽ tiếp tục hoạt động sau năm 2029. Có lẽ vì thế mà đến cuối thập kỷ (tính từ thời điểm hiện tại- tức năm
2029) , sẽ không thể nào hoàn thành toàn bộ chỉ tiêu sản xuất F-35 (3.323 chiếc)
được.

Có một nhân tố tác động nữa, nó xuất hiện khá là bất ngờ. Đó là bắt đầu từ năm 2026, sẽ bắt đầu loại biên lô F-35B đầu tiên, khi tổng số giờ bay của (mỗi) máy bay này đạt ngưỡng 2.100 giờ.

Mặc dù trong thuyết minh kỹ thuật (của những F-35 sery đầu) số giờ bay tối đa của máy bay được quy định là 8.000 giờ.

Nhưng lý do dẫn đến việc phải thanh lý máy bay khi nó mới bay được 2.100 giờ- đó là do một số lỗi thiết kế và những lỗi này đã được phát hiện và khắc phục trong các loạt F-35 tiếp theo (sery đầu). Có nên mới có một sự "hao hụt tự nhiên" như vậy.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/su-57-khong-lot-danh-sach-10-may-bay-tiem-kich-tot-nhat-3382453/