Su-30SM chính thức mang sức mạnh của tiêm kích Su-35S

Không quân Nga quyết định nâng cấp tiêm kích Su-30SM với cặp động cơ của Su-35S khiến chúng có tính năng tăng tốc mà không cần bật chế đột đốt hậu.

Thông tin về gói nâng cấp này được Công ty sản xuất động cơ Ufa (ODK-UMPO) cho biết, toàn bộ máy bay chiến đấu Su-30SM nâng cấp sẽ được trang bị động cơ phản lực thế hệ mới AL-41F-1S của máy bay Su-35S.

Động cơ AL-41F-1S là động cơ tua bin hai trục mô-đun với bộ điều khiển vectơ lực đẩy và điều khiển kỹ thuật số tích hợp cung cấp một lực đẩy sau khi đốt cháy đầy đủ lên tới 14000 kgf.

Với cặp động cơ mới giúp cho Su-30SM có thể đạt tốc siêu âm mà không cần bật chế độ đốt sau. Đặc biệt, nhờ sở hữu những đặc tính kỹ thuật cực hiện đại kết hợp với cặp động cơ mới, Su-30SM có thể tránh được đòn tấn công bằng tên lửa của đối phương.

Theo phi công Alexander Pulenko của Không quân Nga, một trong những đặc tính sống còn của Su-30SM là chủ động né tránh được tên lửa bắn từ phía sau máy bay. Và chắc chắn rằng Su-30SM sẽ không bị trúng tên lửa bắn từ phía sau như trường hợp máy bay Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi tháng 11/2015 ở Syria.

"Bật chế độ buồng đốt hậu (afterburner, buồng đốt tăng lực), sau đó chuyển sang chế độ nhào lộn và máy bay ngóc đầu lên lộn vòng 360 độ, trở lại vị trí ban đầu. Trong thời gian đó tên lửa đã vọt qua phía dưới và bay đi mất dạng", phi công Pulenko tiết lộ bí quyết.

Ông cũng nói thêm rằng tên lửa không-đối-không không đủ năng lượng để có thể vòng trở lại tấn công máy bay lần nữa. Bản chất của chiêu tránh tên lửa của Su-30SM thực chất là khả năng "không chiến quần vòng" mà dòng chiến đấu cơ này được thử nghiệm lần đầu hồi đầu năm 2013. Phần đầu tiên là kiểm tra khả năng thao diễn ở tốc độ cao của Su-30SM.

Bài tập thứ 2 là khả năng sử dụng đạn tên lửa tầm ngắn, tầm trung, pháo hàng không tấn công đối phương. Ngoài ra, bài tập này cũng bao gồm cả việc Su-35 thao diễn né tránh tên lửa của đối phương phóng tới. Cuối cùng là bài tập kiểm tra khả năng tác chiến của Su-30SM với trực thăng và các phương tiện bay chậm, thấp như UAV....

Theo lời phi công lái thử nghiệm Su-30SM, chiến đấu cơ mới có thể né tránh các dòng tên lửa không đối không dẫn đường bán chủ động bằng ra-đa nhờ khả năng tác chiến điện tử tự thân. Ngoài ra, nhờ khả năng cơ động trên không với cặp động cơ mới, Su-30SM có thể tạo các đường bay phức tạp làm tên lửa đối phương mất mục tiêu. (Hòa Bình)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/su-30sm-chinh-thuc-mang-suc-manh-cua-tiem-kich-su-35s-3364888/