Stryker-A1 của Mỹ mang trọng pháo 30mm, chiến đấu có ra trò?

Nhà thầu quốc phòng General Dynamics của Mỹ vừa chính thức công bố hình ảnh thử nghiệm xe chiến đấu nâng cấp Stryker-A1 với trọng pháo 30mm.

Hình ảnh được công bố sau khi lực lượng Lục quân Mỹ đã bắt đầu được tiếp nhận những xe chiến đấu Stryker đầu tiên được trang bị khẩu pháo cỡ lớn 30mm cùng với đó tốc độ bắn cũng được tăng đáng kể. Mục đích trang bị trọng pháo cho Stryker được Mỹ tiết lộ đó là đối phó với các xe chiến đấu tương đương của Nga.

Hình ảnh được công bố sau khi lực lượng Lục quân Mỹ đã bắt đầu được tiếp nhận những xe chiến đấu Stryker đầu tiên được trang bị khẩu pháo cỡ lớn 30mm cùng với đó tốc độ bắn cũng được tăng đáng kể. Mục đích trang bị trọng pháo cho Stryker được Mỹ tiết lộ đó là đối phó với các xe chiến đấu tương đương của Nga.

Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với General Dynamics và phải bỏ ra số tiền 329 triệu USD để thực hiện kế hoạch của mình, thế nhưng chính Lục quân Mỹ thừa nhận ngay cả khi Stryker A1 được nâng cấp với pháo 30mm, Mỹ vẫn thua kém Nga cả về số lượng và sức mạnh trong phân khúc xe chiến đấu bọc thép, đặc biệt là trong cuộc đối đầu với xe BTR-82A.

Nga hiện đang có mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cũng được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 30 mm và 100mm trên bệ pháo 2A70. Trong khi đó, xe bọc thép chở quân BTR-82A của Nga cũng được trang bị module chiến đấu tự động 2A72 với pháo cỡ nòng 30mm và súng đồng trục 7,62 mm.

Loại xe này đã khẳng định được hiệu quả khi tác chiến ở địa hình núi. Module chiến đấu có thiết bị dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng. BTR-82A được trang bị máy vô tuyến điện tuyệt mật thế hệ 5 cùng các thiết bị quan sát tổng hợp. Thiết bị này khả năng là máy ngắm hỗn hợp ngày đêm TKN-4GА (TKN-4GA-02) mà báo chí Nga vẫn nhắc tới.

Nga rất chú trọng nâng cao khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ trên xe, nhưng không làm tăng nhiều trọng lượng của xe. Các mặt phẳng bên trong thân xe, kể cả sàn xe được lắp lớp lót chống mảnh đạn có tác dụng giữ lại các mảnh đạn khi xuyên qua giáp chính và loại trừ khả năng đạn va đập giữa các thành xe.

Sàn xe được trải các thảm nhỏ chống mìn phủ cao su nhiều lớp có đặc tính khác nhau. Các tấm thảm này giảm bớt một phần tác động của sóng nổ. Để tăng khả năng sống sót, xe được lắp hệ thống dập lửa cải tiến, làm tăng độ an toàn cháy nổ.

BTR-82A còn có hệ thống điều hòa không khí giúp cải thiện điều kiện chiến đấu cho binh sĩ trên xe, đồng thời bảo vệ các thiết bị điện tử. Các giải pháp trên giúp tăng khả năng sống còn của BTR-82A thêm 20%. Xe cũng được tăng cường khả năng cách nhiệt và chống ồn.

Chỉ so với BTR-82A, lực lượng xe chiến đấu Mỹ đã cho thấy họ đang thua xe Nga trong phân khúc xe chiến đấu. Ngoài BTR-82A, Nga đang có rất nhiều dòng xe chiến đấu đa năng khác rất mạnh đủ sức khiến nỗ lực của Mỹ lấy Stryker A1 làm đối trọng khó có thể hoàn thành. Ảnh trong bài: Xe chiến đấu Stryker A1.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/stryker-a1-cua-my-mang-trong-phao-30mm-chien-dau-co-ra-tro-1295427.html