Sri Lanka đã bắt giữ 13 người trong vụ nổ bom hàng loạt vào ngày Phục sinh

13 nghi phạm bị bắt giữ sau một loạt vụ đánh bom nhà thờ và khách sạn vào Chủ nhật Phục sinh giết chết 207 người và làm bị thương 450 người.

Cảnh sát đã lấy được một chiếc xe tình nghi đã được sử dụng để vận chuyển các nghi phạm vào Colombo. Cảnh sát cũng đã tìm thấy một ngôi nhà an toàn được sử dụng bởi những kẻ tấn công

Cảnh sát đã lấy được một chiếc xe tình nghi đã được sử dụng để vận chuyển các nghi phạm vào Colombo. Cảnh sát cũng đã tìm thấy một ngôi nhà an toàn được sử dụng bởi những kẻ tấn công

Cuộc tàn sát kinh hoàng diễn ra trong các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka vào buổi sáng Phục sinh dường như được hướng đến việc tàn phá để gây danh tiếng, và làm căng thẳng về giáo phái, bất ổn cho tình hình chính trị ở nơi vốn rất chỉ hướng đến du lịch.

Có lẽ điều đáng lo ngại nhất về các cuộc tấn công là chúng có rất ít điểm chung với lịch sử bạo lực gần đây của hòn đảo.

Bất cứ ai thực hiện các cuộc tấn công dường như không phải đang thi đua với nhóm nổi dậy Hổ Tamil hiện đang bị hủy diệt, mà là chiến thuật khát máu của các nhóm phiến quân Hồi giáo như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo, cả hai đều không có sự hiện diện trước đây trên đảo.

Lính cứu hỏa Sri Lanka đứng ở khu vực xung quanh đền thờ Thánh Anthony sau vụ nổ ở thủ đô Colombo, Sri Lanka.

Hầu hết các nạn nhân là người Sri Lanka và bị giết trong ba nhà thờ, nơi các tín đồ tham dự các buổi lễ Chủ nhật Phục sinh. Ba vụ đánh bom khác đã tấn công các khách sạn hạng sang - Cinnamon Grand, Kingsbury và Shangri-La - nằm ở trung tâm thủ đô Colombo, giết chết ít nhất 35 người nước ngoài.

Thủ tướng Ranil Wickremeinghe đã lên án các vụ tấn công nói rằng đây là "một nỗ lực làm cho đất nước và nền kinh tế trở nên không ổn định".

Ông đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các quan chức quân sự hàng đầu đất nước với Hội đồng An ninh Quốc gia và kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của quốc hội vào thứ Hai.

"Tôi lên án những cuộc tấn công nhắm vào các địa điểm tôn giáo và một số khách sạn. Tất cả chúng ta nên chung tay để bảo vệ luật pháp và trật tự", Wickremeinghe nói.

Mười ba người đã bị bắt liên quan đến hàng loạt vụ đánh bom trên khắp đất nước.

"Trong suốt 30 năm nội chiến, chúng tôi đã có rất nhiều vụ nổ ở Colombo. Chúng tôi đã quen với sân bay bị nổ tung, tấn công vào ngân hàng trung ương, đại loại như thế. Nhưng sau đó là 10 năm hòa bình và chúng tôi đã quen với điều đó. Vì vậy những vụ nổ thực sự đáng ngạc nhiên và gây sốc ", Mangala Karunaratne, cư dân thành phố Colombo nói.

Đền thờ St Anthony ở Kochchikade, Colombo sau vụ nổ

Một quan chức khách sạn tại Cinnamon Grand cho biết một kẻ đánh bom tự sát đã tự nổ tung tại nhà hàng. Ông mô tả: "Kẻ tự sát đã đến của hàng, đợi đến đúng thời gian và bắt đầu vụ nổ".

Một loạt các cuộc tấn công bắt đầu bằng vụ đánh bom Đền thờ St Anthony ở thủ đô. Năm vụ nổ khác diễn ra trong vòng nửa giờ, bao gồm các vụ đánh bom vào Nhà thờ St Sebastian ở Negombo, cách thủ đô khoảng 30km và một vụ khác ở Batticaloa, cách thủ đô 250km về phía đông.

Chính phủ Sri Lanka tuyên bố lệnh giới nghiêm toàn quốc có hiệu lực ngay lập tức, Bộ trưởng Quốc phòng Ruwan Wijewardene nói.

Các quan chức chính phủ cũng cho biết các mạng truyền thông xã hội và ứng dụng nhắn tin lớn, bao gồm Facebook và WhatsApp, đã bị chặn bên trong nước để ngăn chặn thông tin sai lệch và tin đồn.

Kim Dung

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/sri-lanka-da-bat-giu-13-nguoi-trong-vu-no-bom-hang-loat-vao-ngay-phuc-sinh-2294/