Sốt xuất huyết bùng phát, số bệnh nhân nhập viện gia tăng

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang có dấu hiệu tăng nhanh, nếu không khống chế kịp thời thì bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay.

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang có dấu hiệu tăng nhanh, nếu không khống chế kịp thời thì bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay.

Chăm sóc trẻ SXH tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng. Ảnh: P.V

Chăm sóc trẻ SXH tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng. Ảnh: P.V

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 71.000 trường hợp mắc SXH, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018 và đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của SXH và đã có trường hợp tử vong.

Từ những tuần đầu tiên của tháng 6, số ca bệnh cần phải điều trị ngoại trú lẫn nhập viện đều gia tăng đáng kể qua từng tuần…

Sốt xuất huyết tăng mạnh

Từ đầu năm 2019 đến nay, tại 20 tỉnh thuộc khu vực phía Nam đã có gần 50.000 người mắc bệnh SXH, kể cả số ca mắc SXH ở trẻ em, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 139% (20.707 người) và tính đến nay đã có 6 trường hợp tử vong.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát hiện nhiều ca mắc nhất với 24.768 ca mắc SXH, tăng 176% so với số ca bệnh của cùng kỳ năm ngoái. Tại Đắk Lắk, toàn tỉnh ghi nhận hơn 3.200 trường hợp nhiễm SXH, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có bệnh nhân SXH, trong đó tập trung nhiều nhất tại TP Buôn Ma Thuột (400 bệnh nhân), H. Krông Búk (126 bệnh nhân), huyện Krông Năng (110 bệnh nhân)…Tại phía Bắc, dịch SXH cũng đang diễn biến rất phức tạp và đang có dấu hiệu lan nhanh tại một số quận ở Hà Nội. Đặc biệt, một số nơi trung bình mỗi nhà đang có ít nhất 1 người mắc bệnh.

Theo các nguồn tin, dịch SXH đang có dấu hiệu tăng nhanh, nếu không khống chế kịp thời thì bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay.

Do thời tiết bất thường

Lý giải nguyên nhân SXH bùng phát trong thời điểm này, các chuyên gia y tế cho rằng, bắt đầu từ tháng 6, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh SXH tại khu vực miền Nam bắt đầu tăng nhanh. Bên cạnh đó, việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào sáng sớm và trưa là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh SXH trong cộng đồng dân cư. Cùng với đó, sự chủ quan trong phòng chống bệnh, tình trạng người lao động di cư từ vùng xảy ra bệnh SXH, tay chân miệng tăng cao đã tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, lây lan ra cộng đồng.

Nhận định về tình hình số ca mắc bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân một phần là do người dân chưa hoàn toàn tuân thủ về nguyên tắc phòng ngừa bệnh SXH hoặc chưa thật sự phân biệt được triệu chứng bệnh SXH với các bệnh khác như: Sốt thông thường, sốt phát ban, sốt virus, SXH. Bên cạnh đó, người dân khi đã được chẩn đoán bệnh, cần tuyệt đối tuân thủ các khuyến cáo trong việc điều trị SXH tại nhà.

Khi có trẻ em mắc bệnh, phụ huynh cần thực hiện chăm sóc trẻ SXH theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, trường hợp SXH khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Người dân cần nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh SXH để điều trị kịp thời. Vì SXH bản chất là bệnh do do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên với SXH thông thường thì chỉ cần theo dõi uống nước, uống oresol, dùng thuốc hạ sốt, trong trường hợp mất nước thì truyền dịch ngày thứ 5 thứ 7 bệnh sẽ sang giai đoạn hồi phục. Khi bị SXH tuyệt đối không được dùng kháng sinh bởi dùng kháng sinh không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng phụ.

P.V

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác điều trị SXH

Trước tình hình SXH đang tiếp tục gia tăng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 11-7 đã có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác điều trị.

Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các bộ, ngành tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh SXH Dengue cho phù hợp với tình hình dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, khám lại SXH Dengue. Các cơ sở y tế tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu để an tâm điều trị đúng tuyến, hạn chế quá tải các tuyến…Đối với người bệnh đã ổn định, tư vấn, giải thích để chuyển người bệnh về tuyến dưới theo dõi, chăm sóc. Các cơ sở y tế tăng cường củng cố và duy trì hoạt động của "Nhóm điều trị SXH Dengue" và "Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch SXH Dengue" tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

T.TX

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/119_209240_sot-xuat-huyet-bung-phat-so-benh-nhan-nhap-vien-gia-tang.aspx