Sông nào dài nhất Việt Nam?

Những dòng sông ở Việt Nam luôn mang theo những thông tin rất thú vị. Bạn có thể trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi dưới đây?

1. Việt Nam có bao nhiêu con sông?

191.
268.
392.
431.

Việt Nam hiện có 392 con sông được đưa vào danh mục quản lý của Cục đường sông Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến đường sông quốc gia.

2. Con sông nào dài nhất Việt Nam?

Sông Hồng.
Sông Tiền Giang.
Sông Đà.
Sông Đồng Nai.

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam. Khởi nguồn từ cao nguyên Liangbiang (Lâm Đồng), sông có tổng chiều dài 586 km. Với lưu lượng nước cực lớn, dòng sông là nguồn thủy năng dồi dào cung cấp cho nhà máy thủy điện Đồng Nai. Ảnh: TL.

3. Vĩ tuyến 17 chạy dọc theo con sông nào ở nước ta?

Sông Bến Hải.
Sông Ngàn Phố.
Sông Châu Thị.
Sông Hiền Lương.

Bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Sông có chiều dài khoảng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Về mặt địa lý, sông nằm nhích xuống phía nam vĩ tuyến 17. Hiệp định Geneve quy định đây là giới tuyến phi quân sự tạm thời vào năm 1954.

4. Trong những tỉnh sau đây, đâu là nơi sông Mekong chảy vào nước ta?

Long An.
Kiên Giang.
Tiền Giang.
An Giang.

Từ Campuchia, sông Mekong chảy vào Việt Nam theo hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Sau đó, hai nhánh này tiếp tục phân làm 9 rồi đổ ra biển. Cụ thể, đoạn sông Hậu lần lượt chảy qua các tỉnh/thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Đoạn sông Tiền cùng đổ vào hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp rồi tiếp tục đến Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh. Ảnh: Đại Đoàn Kết.

5. 9 cửa sông của hệ thống sông Cửu Long gồm...

Cửa Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Hào Gành, Cửa Bồ Đề, Cửa Mũi Ông Trang, Cửa Bảy Hạp, Cửa Ba Lai và Cửa Cổ Chiên.
Cửa Lớn, Cửa Bé, Cửa Cửu Ba Lai, Cửa Cổ Chiên, Cửa Hàm Luông, Cửa Bảy Hạp, Cửa Cung Hầu, Cửa Tiên Châu và Cửa Nam Ô.
Cửa Lở, Cửa Đa Diễn, Cửa Lớn, Cửa Bé, Cửa Cửu Ba Lai, Cửa Cổ Chiên, Cửa Hàm Luông, Cửa Cung Hầu và Cửa Tiên Châu.
Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Cổ Chiên, Cửa Hàm Luông, Cửa Cung Hầu, Cửa Định An, Cửa Ba Thắc và Cửa Trần Đề.

6. Trong lãnh thổ Việt Nam, sông Đà chảy qua những tỉnh nào?

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ.
Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội và Hải Phòng.
Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang và Phú Thọ.
Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang và Hải Phòng.

Sông Đà chảy qua Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Dòng sông này hợp lưu với sông hồng ở ngã ba giữa xã Hồng Đà (huyện Tam Nông, Phú Thọ), xã Vĩnh Lại (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) và xã Phong Vân (huyện Ba vì, Hà Nội).

7. Tỉnh nào sau đây sông Hồng không chảy qua?

Yên Bái.
Hà Giang.
Hưng Yên.
Nam Định.

Sông Hồng đoạn chảy vào Việt Nam đi qua các tỉnh/thành Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định.

Kim Ngân

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/song-nao-dai-nhat-viet-nam-post897530.html