Soi tàu trinh sát Mỹ vừa áp sát Trung Quốc khiến Bắc Kinh đề phòng

Truyền thông của Trung Quốc khẳng định sự hiện diện của tàu trinh sát USNS Howard O. Lorenzen của Hải quân Mỹ trong khu vực biển phía đông nước này là hành vi gây căng thẳng 'không đáng có'.

 USNS Howard O. Lorenzen (T-AGM-25) là loại tàu trinh sát đo đạc tầm xa tên lửa vừa được Hải quân Mỹ cử vào biển Đông Trung Quốc hồi tuần trước đã khiến chính quyền Bắc Kinh buộc phải theo dõi và dường như rơi vào thế đứng ngồi không yên. Nguồn ảnh: Sina.

USNS Howard O. Lorenzen (T-AGM-25) là loại tàu trinh sát đo đạc tầm xa tên lửa vừa được Hải quân Mỹ cử vào biển Đông Trung Quốc hồi tuần trước đã khiến chính quyền Bắc Kinh buộc phải theo dõi và dường như rơi vào thế đứng ngồi không yên. Nguồn ảnh: Sina.

Khác với những tàu vũ trang khác của Hải quân Mỹ thường được mang tiền tố USS, tàu Howard O. Lorenzen lại chỉ mang tiền tố USNS - nghĩa là đây là tàu không vũ trang và nằm trong lực lượng không ủy nhiệm hay "non-commissioned" của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Với tiền tố USNS và không mang vũ trang, tàu trinh sát tên lửa Howard O. Lorenzen về cơ bản giống như những tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ, có thể di chuyển vào sâu trong hải phận của quốc gia khác mà không cần khai báo hoặc xin phép như những tàu vũ trang khác. Nguồn ảnh: Sina.

Đây được xem như một pha "lách luật" khá rõ ràng của Hải quân Mỹ dựa trên các quy định trong luật hàng hải hiện hành. Việc di chuyển được vào gần bờ hơn cho phép Howard O. Lorenzen thu thập được nhiều thông tin tình báo hơn và đảm bảo được hiệu quả cảnh báo, đo đạc của nó. Nguồn ảnh: Sina.

Howard O. Lorenzen được đặt lườn đóng mới từ năm 2008, bắt đầu được hạ thủy từ năm 2010 và được nhập biên vào năm 2012. Tàu Howard O. Lorenzen có trọng tải tối đa 12.642 tấn và có chiều dài 163 mét, lườn rộng 27 mét, mớm nước tối đa 6,4 mét. Nguồn ảnh: Sina.

Khác với những tàu khác của Hải quân Mỹ, Howard O. Lorenzen được đặt tên theo họ tên đầy đủ của kỹ sư sáng tạo ra hệ thống radar mà nó sử dụng, đây là thiết bị trinh sát điện tử được Mỹ tự nghiên cứu và phát triển vào năm 2010. Nguồn ảnh: Sina.

Bằng những hệ thống ăng-ten công suất lớn của mình, Howard O. Lorenzen có nhiệm vụ thu thập thông tin tín hiệu trong khu vực nó hoạt động; đo đạc, phân tích đường bay, hướng bay và quỹ đạo của mọi tên lửa mà nó "bắt sóng" được. Nguồn ảnh: Sina.

Với khả năng của mình, Howard O. Lorenzen thường được sử dụng vào nhiệm vụ cảnh báo sớm các tên lửa của đối phương ngay khi tên lửa được phóng ra khỏi bệ - qua đó cung cấp thông tin chính xác cho các lực lượng khác của quân đội Mỹ để phản ứng kịp thời. Nguồn ảnh: Sina.

Phương tiện truyền thông của Trung Quốc khẳng định sự hiện diện của tàu USNS Howard O. Lorenzen trong khu vực biển phía đông nước này là hành vi gây căng thẳng "không đáng có" và có thể sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Nguồn ảnh: Sina.

Thông thường trong tác chiến, tàu Howard O. Lorenzen sẽ được các khu trục hạm của Hải quân Mỹ bảo vệ. Tuy nhiên có vẻ Mỹ đã rất tự tin khi cử tàu trinh sát này tiến vào vùng biển phía đông của Trung Quốc một mình - không cần tàu hộ tống. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: Tàu "không ủy nhiệm" USNS Greenbay tiếp tế hậu cần cho các tàu chiến Mỹ ngay trên biển.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/soi-tau-trinh-sat-my-vua-ap-sat-trung-quoc-khien-bac-kinh-de-phong-1274259.html