Sôi nổi phong trào nông dân thi đua giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở Yên Khánh

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động. ở Yên Khánh, phong trào này đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện có hơn 14 nghìn hộ được nhận danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Mô hình trồng ổi đem lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Khánh Thành (Yên Khánh). Ảnh: Trường Giang

Khích lệ nông dân thi đua sản xuất

Chuyển mạnh từhình thức tuyên truyền sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn,giống, khoa học kỹ thuật, dạy nghề... là cách làm mới, hiệu quả mà các cấp Hôịnông dân trong huyện đã và đang triển khai để động viên, khích lệ hội viên tíchcực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảmnghèo bền vững. Trong 3 năm qua, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành, đoànthể, doanh nghiệp tổ chức 750 buổi chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôicho hơn 25 nghìn lượt hộ hội viên nông dân, cung ứng 350 tấn phân bón trả chậmvà nhiều loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giúp nôngdân phát triển sản xuất.

Cùng với đó, nhậnthấy nhu cầu về vốn trong nông dân rất lớn, Hội đã ký nghị quyết liên tịch vơímột số ngân hàng giúp nông dân vay vốn đầu tư. Đến nay đã xây dựng được 44 tổvay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 1.614 thành viên, dưnợ trên 200 tỷ đồng. Đồng thời duy trì có hiệu quả 108 tổ tiết kiệm và vay vốnvới các thành viên tham gia chương trình cho vay hộ nghèo và đối tượng chínhsách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác, dư nợ 90,2 tỷ đồng. Tổ chứcHội cũng chủ động tạo vốn thông qua việc vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân.Đến năm 2018, Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trong huyện đạt 3,76 tỷ đồng, trongđó tiếp nhận từ nguồn Trung ương Hội, Tỉnh hội là 2,46 tỷ đồng, nguồn ngân sáchhuyện cấp là 450 triệu đồng, nguồn vận động ủng hộ là hơn 800 triệu đồng. Nguồnvốn này hiện đang giúp cho 156 hộ vay để sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việckhai thác các nguồn lực và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hàng năm, Hội nôngdân các cấp trong huyện đã phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáodục nghề nghiệp huyện, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ hội nông dân - Hội Nông dântỉnh tổ chức 9 lớp dạy nghề đan cói, bèo bồng xuất khẩu, nuôi và phòng trị bệnhcho gà. Qua đó đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực cho hội viên nông dân.

Nhờ triển khaiđồng bộ các giải pháp, so với giai đoạn 2014-2016, số hộ hội viên có mức thunhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 2 lần. Kết quả bình xét công nhận danhhiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp giai đoạn 2016-2018 là hơn14 nghìn hộ, chiếm 85,6% so với hộ đăng ký. Từ phong trào có nhiều tấm gươngnông dân nỗ lực vượt qua khó khăn, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm,góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trong số đó phải kể đến hộbà Lê Thị Dung (xã Khánh Cư) với mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng côngnghệ cao tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động; ông Phạm Văn Khương(xã Khánh Hòa) với mô hình nuôi lợn nái cao sản công nghệ cao...

Góp phần xây dựng nông thôn mới

Phát huy nguồnlực từ những hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp với tinh thần “tươngthân, tương ái” các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh khá giỏi đã tạo việc làm,giúp đỡ những hộ nghèo gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất vươnlên thoát nghèo bền vững; đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.Triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới, Hội đã tuyên truyền, vận động hôịviên, nông dân đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động choxây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó, đóng góp xây dựng tu sửa, nâng cấpđường giao thông nông thôn; vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng các môhình đường cây xanh, dòng sông sạch, mô hình cánh đồng không có vỏ thuốc bảo vệthực vật. 19 cơ sở hội đã tiến hành cắm 31 biển, đặt 338 thùng đựng vỏ thuốcbảo vệ thực vật trên cánh đồng trị giá 84,9 triệu đồng. Nhiều hộ nông dân sảnxuất, kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các côngtrình phúc lợi như trường học, nhà văn hóa xóm, cầu cống, đường giao thông nôngthôn...

Đặc biệt, quaphong trào, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các hộ nông dân giỏi với cáchộ nông dân nghèo đã trở thành nền nếp trong sản xuất và đời sống văn hóa củacộng đồng nông thôn. Các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã và đang tạo việc làmtại chỗ cho 1.250 lao động có việc làm thường xuyên. Trong 3 năm giúp đỡ 548 hộnông dân thoát nghèo vươn lên làm ăn khá, nhiều hộ nông dân sản xuất, kinhdoanh giỏi đã trở thành nhân tố hòa giải có uy tín trong thôn xóm, điển hìnhnhư ông Phạm Đăng Khuyến (xã Khánh Nhạc), ông Phùng Văn Quang (thị trấn Yên Ninh),ông Phạm Văn Dũng (xã Khánh Thành)...

Ngoài ra cũng córất nhiều hộ dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộngcác loại cây, con mới, phá thế độc canh sản xuất các cây con truyền thống, gópphần đa dạng hóa sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tếnông thôn. Đặc biệt, một số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã thành lậpcác doanh nghiệp loại vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc làm sáng lập viên thành lậpcác tổ hợp tác, HTX nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất -kinh doanh. Từ đó đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các loại hình hợp tác sảnxuất, trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay toàn huyện đã có 35HTX sản xuất nông nghiệp, 1 HTX nấm và 22 tổ hợp tác chăn nuôi cùng nhiều môhình kinh tế tổng hợp.

Đào Duy

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/soi-noi-phong-trao-nong-dan-thi-dua-giup-nhau-lam-giau-va-giam-ngheo-ben-vung-o-yen-khanh-20181018085715128p3c23.htm