Sốc phản vệ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình: Sốc phản vệ là gì?
Liên quan đến vụ việc 6 người chết nghi do sốc phản vệ ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, chắc hẳn rất nhiều người đang tự hỏi, sốc phản vệ là gì và nó nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh như thế nào?
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của nạn nhân. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với một cái gì đó bị dị ứng, chẳng hạn như nọc độc từ nọc ong, đậu phộng.
Sốc phản vệ có thể làm cho bệnh nhân bị sốc, huyết áp giảm đột ngột và đường thở tắc hẹp, chặn đường thở bình thường. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm một mạch nhanh yếu, phát ban da, buồn nôn và ói mửa. Nguyên nhân phổ biến của sốc phản vệ bao gồm một số loại thực phẩm, một số loại thuốc, nọc độc côn trùng và mủ cao su.
Khi bệnh nhân bị sốc phản vệ, cần phải ngay lập tức đưa đi cấp cứu và tiến hành tiêm epinephrine. Nếu sốc phản vệ không được điều trị ngay lập tức, bệnh nhân có thể bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong.
Triệu chứng của sốc phản vệ
Triệu chứng sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Đôi khi, sốc phản vệ có thể xảy ra nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:
Bài liên quan
Sốc phản vệ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình: Số người chết tiếp tục tăng
- Phản ứng ở da, bao gồm phát ban cùng với ngứa, da ửng đỏ hoặc nhợt nhạt (gần như luôn luôn hiện diện với sốc phản vệ).
- Cơ thể nóng ran
- Cảm giác có khối u trong cổ họng.
- Co thắt đường hô hấp, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, thở khò khè.
- Cảm giác cái chết sắp xảy ra.
- Mạch yếu và nhanh.
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nếu như bệnh nhân đã bị dị ứng nghiêm trọng hoặc có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ trong quá khứ, hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên. Việc chẩn đoán và quản lý lâu dài sốc phản vệ rất phức tạp do đó, cần phải gặp bác sĩ chuyên về dị ứng và miễn dịch học.
Video: TP.HCM - Bé gái 13 tuổi thiệt mạng sau khi tiêm thuốc chữa dị ứng
Một số nguyên nhân gây ra sốc phản vệ:
- Các loại thuốc, đặc biệt là penicillin.
- Thực phẩm, chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây (quả óc chó, quả hồ đào), cá, tôm, cua, sò, hến, sữa và trứng.
- Côn trùng đốt, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa.
- Thuốc giãn cơ được sử dụng trong khi gây mê tổng quát.
- Tập thể dục.
Hiện, nguyên nhân dẫn đến 6 bệnh nhân chết do sốc phản vệ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vẫn đang được điều tra, làm rõ. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cử đoàn công tác của Bộ Y tế lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngay trong tối 29/5 để tìm hiểu sự việc và triển khai các công tác hỗ trợ y tế, tiếp tục cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân.