Sóc mẹ dũng cảm một mình chiến đấu với rắn hổ mang vàng

Video thế giới động vật ghi lại bên trong công viên Kgalagadi Transfrontier cho thấy con sóc mẹ đã chiến đấu mạnh mẽ như thế nào để bảo vệ con trước kẻ săn mồi là rắn hổ mang vàng Cape có chiếc răng kịch độc.

Cuộc chiến giữa sóc mẹ và rắn hổ mang Cape.

Cuộc chiến giữa sóc mẹ và rắn hổ mang Cape.

Dave Pusey, hướng dẫn viên chuyên nghiệp (41 tuổi) ghi lại khoảnh khắc đáng kinh ngạc trên đường Mata Mata bên trong công viên hoang dã Kgalagadi Transfrontier, nằm ở biên giới Nam Phi và Botswana.

Dave Pusey cùng nhóm du khách đã chứng kiến cuộc chiến bảo vệ con của sóc mẹ trước sự tấn công của rắn hổ mang Cape vàng.

Hai con vật đối đầu với nhau trong cuộc chiến giắng co kéo dài.

Video thế giới động vậtcho thấy sóc mẹ di chuyển lắt léo, giả vờ hướng sang bên trái rồi bên phải để lừa kẻ thù. Nó di chuyển với tốc độ nhanh tới mức đôi khi không thể nhìn rõ. Sự nhanh nhẹn của sóc mẹ giúp nó tránh được những miếng đòn từ chiếc răng kịch độc của rắn hổ mang.

Video Thế giới động vật: Sóc mẹ một mình chiến đấu với rắn hổ mang.

Sở hữu răng nanh phun có nọc độc cực mạnh nhưng rắn hổ mang phải bỏ cuộc trước sự gan dạ, kiên cường của sóc mẹ.

Con vật nhỏ bé không sở hữu bất cứ vũ khí độc dược lợi hại nào lại tỏ ra chiếm ưu thế trong cuộc chiến. Sóc mẹ đáp trả miếng đòn của rắn, vừa chủ động tấn công ra đòn khiến con rắn kiệt sức, vừa có thể gặm hạt cây, quả nhỏ để nạp năng lượng.

Dave Pusey chía sẻ: "Chúng tôi khổng thể tin vào mắt mình khi chứng kiến cuộc chiến diễn ra ngay trước mắt. Con sóc mẹ tỏ ra vô cùng dũng cảm, dùng mọi sức lực và tốc độ để tấn công cũng như né những miếng đòn của con rắn".

Sau khoảng nửa giờ, con rắn hổ mang đành bỏ trận, rút lui, lẩn trốn trong bụi rậm.

Rắn hổ mang châu Phi hay còn gọi là rắn hổ mang Cape có màu sắc đa dạng. Những cá thể có nọc độc nguy hiểm có thể là màu nâu đỏ, màu nâu sẫm và thậm chí là màu đen.

Những con rắn có màu sáng thường xuất hiện những vệt, đốm tối màu. Ở con trưởng thành chúng có thể tạo ra mang rộng. Rắn hổ mang Cape được coi là một trong những loài rắn hổ mang nguy hiểm nhất ở châu Phi. Chúng chuyên ăn thịt các loài gặm nhấm cỡ nhỏ và thậm chí ăn cả xác thối. Do có màu vàng nổi bật nên chúng trở thành con mồi tiềm năng của các loài chim săn mồi lẫn lửng mật. Tuy sở hữu chất độc cực mạnh nhưng loài rắn này có bản tính ôn hòa hơn rất nhiều so với các loài rắn độc khác. Chúng chỉ tấn công kẻ địch khi bị kích động và dồn vào đường cùng.

Sóc đất Nam Phi là sinh vật gặm nhấm có thể tìm thấy ở các vùng đất khô cằn phía Nam châu Phi. Tuy là loài ăn hạt nhỏ bé nhưng loài sóc này lại vô cùng dũng cảm. Chúng sẵn sàng tấn công kẻ nào xâm phạm lãnh thổ hay đe dọa an nguy của sóc con.

Không sở hữu lớp da dày hay khả năng kháng độc tự nhiên, vũ khí duy nhất của sóc đất khi đối đầu với kẻ thù là khả năng di chuyển siêu tốc, tập trung né đòn để rút sức đối phương. Cùng với đó, sóc đất cũng sử dụng chiếc đuôi xù vừa để phòng thủ vừa để đe dọa kẻ thù.

Hoàng Dung (tổng hợp)

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/video-soc-me-dung-cam-mot-minh-chien-dau-voi-ran-ho-mang-vang-post334082.info