Sốc: Lập hàng rào khiến nguy cơ bị thủng lưới cao hơn

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, trong bóng đá, việc lập hàng rào phòng ngự chống các cú đá phạt có thể khiến nguy cơ thủng lưới cao hơn bởi nó che khuất tầm nhìn của thủ môn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong bóng đá, các quả phạt sẽ xảy ra khi trọng tài cho rằng một quy tắc bị phá vỡ. Điển hình như để bóng chạm tay hoặc cản phá đối thủ sai luật, đánh nguội… Nếu góc sút thuận lợi và cách khung thành từ 30m trở xuống, các cầu thủ của đội được hưởng đá phạt thường cố gắng sút thẳng về phía khung thành. Tuy nhiên, đội phòng ngự cũng được quyền lập một bức tường gồm một hoặc nhiều cầu thủ đứng ở giữa bóng và khung thành nhằm mục đích khiến đối thủ gặp khó trong việc dứt điểm.

Mặc dù chiến thuật này thường mang lại hiệu quả khá tốt, song những hàng rào lại che khuất tầm nhìn của thủ môn đối với đường đi của trái bóng. Tuy rằng, điều này đã được nhiều chuyên gia nghĩ đến, nhưng phải mãi cho tới thời gian gần đây, nó mới được làm sáng tỏ.

Theo tờ The Conversation, để giải mã được điều này, nhóm nghiên cứu đã tạo dùng một thủ môn được trang bị công nghệ thực tế ảo. Trong đó, cả 2 mắt đều có thể nhìn thế giới ảo từ những góc độ hơi khác nhau giúp mang lại tầm nhìn 3D. Ngoài ra, còn có các bàn tay ảo là những bộ cảm biến được gắn vào bàn tay thật nhằm có thể di chuyển để cản phá bóng.

Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng tạo ra một quả bóng ảo di chuyển theo tác dụng của lực hấp dẫn, khí động học của ma sát không khí và độ xoát. Khi tiếp xúc với các vật như tay, khung thành hay mặt đất, bóng sẽ bật lại. Trình mô phỏng này cũng có thể được sử dụng để hiển thị cho thủ môn một hình đại diện chuyển động thực tế của người đá phạt dựa trên các bản ghi các quả đá phạt thực tế.

Tác dụng chính của hàng rào

Qua nghiên cứu kể trên, các nhà khoa học đã nhận thấy việc hàng rào có thể cản trở tầm nhìn ban đầu của bóng làm ảnh hướng xấu đến thủ môn. Bởi vì, khi bóng đến tầm nhìn của thủ môn là đã ra phía sau hàng rào khiến người bắt bóng di chuyển chậm hơn và làm họ có ít thời gian để tiếp cận với bóng trước khi nó tới khung thành.

Nếu không có hàng rào, thủ môn có thể chủ động về tầm nhìn cũng như thời gian di chuyển để cứu thua được nhiều hơn. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng, hàng rào lại có hiệu quả rất cao trong việc ngăn cản các quả đá phạt có cự ly gần, nhưng đáng buồn là nó sẽ trở thành “rào cản tầm nhìn” cho thủ môn, khiến họ có nguy cơ để thủng lưới cao hơn đối với những người sút phạt giỏi qua rào và chính xác.

Cách khai thác hàng rào

Tầm nhìn của thủ môn không chỉ bị cản trở bởi bức tường của đồng đội mà còn là cầu thủ tấn công của đội khác.

Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khẳng định rằng, khả năng cản phá của thủ môn sẽ bị giảm đi nhiều hơn khi có hàng rào bởi nó che khuất tầm nhìn. Đó là một nhược điểm mà nhiều đội đã khai thác khi cho thêm cầu thủ đội mình đứng vào hàng rào đối phương nhằm hạn chế tầm nhìn của thủ thành đối phương.

Mặc dù trong bóng đá, việc các cầu thủ thêm này bắt buộc phải đứng cách hàng rào 1m để tránh bị can thiệp, nhưng nó vẫn đủ để cản trở tầm nhìn của thủ môn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng: “Đá phạt đang và sẽ là trò mèo vờn chuột giữa thủ môn và người đá phạt. Các thủ môn nên cải thiện tầm nhìn của mình, nên chọn cho mình góc đứng tốt nhất và nhất là phải nhận định đúng chuyển động của đối thủ để có thể phân biệt được hướng sút phạt nhằm có thể cản phá tốt hơn.

Bảo Tuấn

The Conversation

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/soc-lap-hang-rao-khien-nguy-co-bi-thung-luoi-cao-hon-1770801.tpo