Sóc Bom Bo ở tỉnh nào?

Đây là địa danh gắn liền với người dân tộc S'tiêng và được nhắc đến trong bài hát 'Tiếng chày trên sóc Bom Bo' của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.

Địa danh Sóc Bom Bo

Hỏi:

Địa danh Sóc Bom Bo ở tỉnh nào?

A. Đăk Lăk

B. Bình Phước

C. Lâm Đồng

D. Đăk Nông

Đáp án:

B. Bình Phước

Bom Bo là một xã thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Những năm 1962-1963, quân Mỹ càn quét triền miên, dồn dân vào ấp chiến lược. Dân làng sóc Bom Bo, phần lớn thuộc dân tộc S'tiêng, kiên quyết giữ làng xóm.

Theo tập quán của người S'tiêng, giã gạo là việc của phụ nữ thường làm vào ban đêm. Năm 1965, ở chiến dịch Đồng Xoài, một số đơn vị bộ đội chủ lực miền Nam thiếu gạo, già làng đã kêu gọi cả sóc giã gạo nuôi quân dưới ánh sáng bằng đuốc lồ ô. Đây là chất liệu thực tế để nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác bài "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" với những câu hát:

“Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa

Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khua

Bồng con ra võng để đòng đưa

Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa”.

Xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Ảnh: UBND tỉnh Bình Phước).

Xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Ảnh: UBND tỉnh Bình Phước).

Đơn vị hành chính trực thuộc của tỉnh Bình Phước

Hỏi:

Tỉnh Bình Phước có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Đáp án:

A. 11

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố: Đồng Xoài, 2 thị xã: Bình Long, Phước Long và 8 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng.

Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (Ảnh: UBND tỉnh Bình Phước).

Dân tộc sinh sống ở tỉnh Bình Phước

Hỏi:

Tỉnh Bình Phước có sự cộng cư của bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 39

B. 40

C. 41

D. 42

Đáp án:

C. 41

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có sự cộng cư của 41 dân tộc anh em, bao gồm các dân tộc Kinh, Stieng, Khmer, M’Nông, Hoa, Tày, Nùng...

Chùa Sóc Lớn – Nơi lưu giữ nét văn hóa của người Khmer tỉnh Bình Phước (Ảnh: Báo Dân tộc).

Hỏi:

Dân tộc nào sinh sống đông dân nhất ở tỉnh Bỉnh Phước?

A. Kinh

B. Khmer

C. Mnông

D. Stieng

Đáp án:

D. Stieng

Dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất ở tỉnh Bình Phước là Stieng.

Dân tộc Stieng ở tỉnh Bình Phước (Ảnh: UBND tỉnh Bình Phước).

Ngọn núi cao nhất Bình Phước

Hỏi:

Đâu là ngọn núi cao nhất Bình Phước, theo cách gọi của S'tiêng là "ngọn núi thần"?

A. Bà Đen

B. Bà Nà

C. Bà Rá

D. Bà Mụ

Đáp án:

C. Bà Rá

Núi Bà Rá (thuộc thị xã Phước Long) là thắng cảnh của Bình Phước và miền Đông Nam Bộ, cao hơn 730 m. Theo tiếng S'tiêng, Bà Rá là Bơnom Brah, nghĩa là "ngọn núi thần". Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả khu vực rộng lớn, gồm hồ và thủy điện Thác Mơ, rừng cây có hệ thực vật đa dạng. Trên đỉnh núi có đài tiếp vận truyền thanh - truyền hình, nhằm đưa sóng đến những vùng xa trong tỉnh.

Núi Bà Rá (Ảnh: Công luận).

Vườn quốc gia nằm trên địa bàn Bình Phước

Hỏi:

Vườn quốc gia nào nằm trên địa bàn Bình Phước?

A. Bù Gia Mập

B. Lò Gò – Xa Mát

C. Kon Ka Kinh

D. Tây Cát Tiên

Đáp án:

A. Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Phía đông vườn quốc gia này là tỉnh Đăk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 hecta, trong đó rừng tự nhiên là 21.376 hecta. Vùng đệm vườn rộng 15.200 hecta gồm 7.200 hecta thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 hecta của tỉnh Đăk Nông.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Ảnh: Vườn quốc gia Bù Gia Mập).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/soc-bom-bo-o-tinh-nao-77717.html