Số phận long đong chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Nhật Bản

Chính thức bay thử chỉ 1 ngày sau khi Nhật nhận quả bom nguyên tử đầu tiên, chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Nhật Bản đã vĩnh viễn không bao giờ được tham chiến và có một cái kết tha phương khá thê lương.

Chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Nhật Bản mang tên Nakajima Nikka, dịch theo tiếng Hán có nghĩa là "Trung Đảo Quất Hoa" được Nhật Bản phát triển vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai dựa trên các tài liệu về phản lực chiến đấu do Đức chia sẻ. Nguồn ảnh: Wiki.

Chuyến bay thử đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện vào ngày 7/8/1945 - chỉ một ngày sau khi Nhật hứng chịu quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Mặc dù vậy, chỉ hơn 1 tuần sau, vào ngày 15/8/1945, chiếc máy bay này chính thức bị "loại biên" cùng với sự đầu hàng của Nhật trước Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Đây có lẽ là chiếc máy bay có thời gian phục vụ ngắn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ hoạt động chưa đầy 10 ngày với duy nhất một chuyến bay trước khi bị "bỏ xó" hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wartimes.

Theo nhiều tài liệu, Nakajima Nikka được phát triển dựa trên nguyên mẫu là loại máy bay phản lực Me 262 được Đức thiết kế trong giai đoạn những năm 1943, 1944. Thậm chí, Nikka còn vượt trội hơn nhiều so với Me 262 của Đức. Nguồn ảnh: Wartimes.

Cụ thể, Nakajima Nikka là một mẫu máy bay dễ chế tạo, giá rẻ, có thể được chế tạo hàng loạt bởi các công nhân có tay nghề kém (lúc này công nhân của Nhật toàn phụ nữ và trẻ em). Đặc biệt, Nikka cần có khả năng gập cánh để có thể cất giữ trong các nhà chứa máy bay trong núi đá. Nguồn ảnh: History.

Những phiên bản ban đầu có động cơ rất yếu do thông tin phía Nhật nhận được về thiết kế động cơ của Đức khá thiếu chi tiết. Phải tới khi Nhật nhận được bản vẽ chi tiết về động cơ phản lực BMW 003 do Đức chế tạo, vấn đề động cơ của Nikka mới được khắc phục hoàn toàn. Nguồn ảnh: History.

Phiên bản động cơ được Nhật chế tạo dựa trên BMW 003 mang tên Ishikawajima Ne-20. So với thiết kế nguyên mẫu của Me 262, khung thân của Nikka nhỏ hơn, cánh thẳng và có phần khá chắp vá với cánh được lấy từ chiếc A6M Zero còn bánh lái lại lấy từ máy bay ném bom P1Y. Nguồn ảnh: History.

Mẫu thử nghiệm đầu tiên được mang ra thử nghiệm dưới mặt đất tại nhà máy Nakajima ngày 30/6/1945. Tuy nhiên tới ngày 7/8/1945 nó mới thực hiện được chuyến bay đầu tiên kéo dài 20 phút và thành công. Nguồn ảnh: Warplanes.

Đáng lẽ ra Nakajima đã có chuyến bay thứ hai thành công sau đó chỉ 4 ngày. Tuy nhiên do sai sót của phi công, máy bay đã không cất cánh được và bị hư hại vì chạy hết đường băng. Trước khi chiếc phi cơ này được sử xong, Nhật đã đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Nakajima vĩnh viễn không bao giờ được Nhật hoàn thiện. Nguồn ảnh: Pinterest.

Giống với nhiều kiệt tác khác, Nakajima đã bị quân đội Mỹ tịch thu cùng toàn bộ bản vẽ thiết kế để mang về Mỹ phân tích. Thậm chí, tới năm 2005 vừa rồi phía Mỹ mới lộ ra là đã gửi động cơ phản lực của Nakajima cho hãng Chrysler vào năm 1946 để nhiên cứu và sao chép cho các loại máy bay phản lực sau này của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Là loại tiêm kích chỉ một chỗ ngồi, Nakajima theo tính toán có thể bay với tốc độ tối đa 700 km/h, tầm bay 937 km. trần bay 12.000 mét và vận tốc leo 387 mét/phút. Máy bay được trang bị 4 pháo 20mm và có khả năng mang theo một quả bom trọng lượng tối đa 1000 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kiệt tác công nghệ này thậm chí còn được Nhật Bản tính toán phục vụ cho các cuộc tấn công cảm tử Kamikaze. Tuy nhiên, mọi tính toán của Nhật đều đổ vỡ khi nước này phải hứng chịu sức mạnh hạt nhân của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Nakajima Kikka của Nhật Bản nằm trong kho chứa.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/so-phan-long-dong-chien-dau-co-phan-luc-dau-tien-cua-nhat-ban-1089657.html