Smartwatch đã 'dậy thì' thần tốc thế nào trong 10 năm qua

Đồng hồ thông minh (smartwatch) từng là một sản phẩm chỉ có trong phim ảnh, nhưng hiện nay thị trường này đã và đang phát triển mạnh mẽ khi có sự kế thừa của tiến bộ khoa học công nghệ.

SPH-WP10 trông giống như một chiếc điện thoại thời đó, với ăng-ten ngoài, và thứ duy nhất khiến nó giống đồng hồ là có thêm dây đeo cổ tay. WP10 nặng 50g và dày 20mm, nhưng hoàn toàn chấp nhận được bởi nó cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi trên mạng 2G trong thời gian tối đa 90 phút. Thời điểm WP10 ra mắt, Bluetooth là một thứ mơ hồ, do đó trừ khi bạn muốn đưa chiếc điện thoại đồng hồ này lên ngang tai để nghe (và trông như một kẻ ngốc), bạn phải dùng một tai nghe có dây.

SPH-WP10 trông giống như một chiếc điện thoại thời đó, với ăng-ten ngoài, và thứ duy nhất khiến nó giống đồng hồ là có thêm dây đeo cổ tay. WP10 nặng 50g và dày 20mm, nhưng hoàn toàn chấp nhận được bởi nó cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi trên mạng 2G trong thời gian tối đa 90 phút. Thời điểm WP10 ra mắt, Bluetooth là một thứ mơ hồ, do đó trừ khi bạn muốn đưa chiếc điện thoại đồng hồ này lên ngang tai để nghe (và trông như một kẻ ngốc), bạn phải dùng một tai nghe có dây.

Samsung S9110 và LG GD910 ít nhất đã khắc phục được những thiếu hụt đó, bạn có thể sử dụng chúng với một tai nghe Bluetooth mà chẳng gặp vấn đề gì. Tất nhiên, chúng cũng giống như bất kỳ những chiếc điện thoại nào khác, trừ việc được đeo chắc chắn trên cổ tay bạn - bạn không thể bỏ quên hay làm mất nó được, và bạn cũng chẳng phải nhét nó vào túi quần mỗi khi ra ngoài chạy bộ.

Chiếc Sony Ericssion LiveView ra mắt năm 2010 là một trong những ví dụ đầu tiên về "vòng đeo thông minh" (smart band). Nó có dạng đồng hồ, nhưng không như những chiếc smartwatch thực thụ, nó hoàn toàn vô dụng nếu không đi kèm điện thoại. Hai năm sau, Sony tung ra một chiếc "Sony SmartWatch" nhưng vẫn không thông minh chút nào, chỉ là một chiếc LiveView tốt hơn mà thôi.

Chiếc Motorola Motoactv cũng tương tự như LiveView. Ra mắt năm 2011, nó có những tính năng theo dõi thể dục thể thao tiên tiến hơn rất nhiều. ANT+ cho phép nó kết nối đến một cảm biến vận tốc/nhịp điệu trên xe đạp hoặc đến các cảm biến nhịp tim gắn ngoài (bạn cũng có thể tận dụng Bluetooth nữa). Ở thời điểm này, theo dõi thể dục thể thao vẫn là một trong những lý do chính khiến người ta sử dụng smartwatch. Nó không có các ứng dụng, dù vẫn hỗ trợ các plugins cho Facebook và Twitter chẳng hạn.

Series Galaxy Gear đã đưa Samsung trở lại với cuộc đua Smartwatch. Lúc này, chiếc đồng hồ thông minh của Samsung đã làm được nhiều hơn như chụp ảnh, quay phim, xem và duyệt tin nhắn, gửi mail... Và quan trọng hơn cả, Galaxy Gear có ứng dụng - vào thời điểm ra mắt là 70 ứng dụng tổng cộng, bao gồm Twitter, Facebook, Evernte, MyFitnessPal và RunKeeper.

LG cũng trở lại với thị trường smartwatch vào năm 2014 với LG G Watch, chạy Android Wear và dùng màn hình LCD vuông. Chiếc LG G Watch R cũng tương tự, nhưng chuyển sang màn hình P-OLED tròn. LG Watch Urbane chạy Android Wear và có màn hình P-OLED tròn, nhưng không hỗ trợ gọi điện hay dữ liệu di động. Tuy nhiên, chiếc Watch Urbane LTE thì có kết nối 4G, và sử dụng một hệ điều hành khác là webOS.

Chiếc Fossil Wrist PDA vào năm 2003 chạy Palm OS (hệ điều hành trước thời webOS). Nó có màn hình trắng đen 160 x 160, cảm ứng bằng bút stylus giấu trong móc gài của dây đeo. Nghe có vẻ "cùi bắp", nhưng nó hỗ trợ nhận dạng chữ viết tay grafitti, dù tính hữu dụng cũng không cao bởi kết nối không dây duy nhất trên đồng hồ này là tia hồng ngoại (IR). Đó là một ý tưởng tuyệt vời xuất hiện từ trước khi công nghệ sẵn sàng để ứng dụng nó một cách hợp lý.

Motorola giới thiệu Moto 360 vào năm 2014 với màn hình tròn viền mỏng, và phần điều khiển màn hình được đưa vào dưới đáy màn hình, khiến nó không thực sự tròn hoàn toàn, mà giống như một chiếc lốp xe bị xẹp thì đúng hơn. Với một mức giá phải chăng và chạy Android Wear, Moto 360 trở nên khá phổ biến.

Huawei gia nhập cuộc chơi vào năm 2015 với chiếc Huawei Watch. Với màn hình OLED tròn 1.4-inch phủ tinh thể Sapphire, đây là một chiếc đồng hồ Android Wear phong cách. Sau này, công ty chuyển sang dùng nền tảng wearable do chính họ phát triển.

Apple Watch vào năm 2015. Đây là thiết bị đã đưa đồng hồ thông minh ra khỏi "cái hang" của những con nghiện công nghệ và trở thành một món hàng phổ biến trên thị trường. Nó bán được đến 4,2 triệu chiếc chỉ trong quý đầu ra mắt, và tiếp tục vượt mặt doanh số các mẫu đồng hồ thạch anh và cơ khí thông thường.

Trong vài năm trở lại đây, smartwatch đã bùng nổ mạnh mẽ. Một số chạy các hệ điều hành dựa trên phần mềm smartphone, số khác thì hạn chế hơn một chút. Dẫu vậy, chúng xuất hiện trên thị trường với đủ hình dáng và kích cỡ, với nhiều tính năng và mức giá khác nhau.

Tuy nhiên, smartwatch vẫn được xem là một món phụ kiện, khi mà màn hình smartphone ngày càng lớn hơn, trở thành thiết bị chủ đạo để nhắn tin, lướt web và tiêu thụ nội dung đối với nhiều người.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/smartwatch-da-day-thi-than-toc-the-nao-trong-10-nam-qua-1412107.html