'Sinh vật hiếm lắm mới gặp' bất ngờ nổi lên: Điềm báo xấu?

Một con cá thái dương trắng quý hiếm đã bị bắt găp đang nổi lên trên vịnh Maine (Mỹ) khiến không ít người thích thú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của biến đổi khí hậu.

Công ty du lịch Cape Ann Whale Watch ở Gloucester, Massachusetts mới đây đã đăng tải một video lên mạng xã hội đoạn video về sinh vật "hiếm lắm mới gặp" nổi trên vịnh Maine (Mỹ).

Công ty du lịch Cape Ann Whale Watch ở Gloucester, Massachusetts mới đây đã đăng tải một video lên mạng xã hội đoạn video về sinh vật "hiếm lắm mới gặp" nổi trên vịnh Maine (Mỹ).

Đó chính là hình ảnh một con cá thái dương trắng quý hiếm nổi trên mặt nước và tiếp cận một thuyền du lịch. Theo đại diện của Cape Ann Whale Watch, đây không phải là hiện tượng thường xuyên được nhìn thấy ở vịnh Maine.

Theo Cơ quan Công viên Quốc gia Mỹ (NPS), việc nhìn thấy cá thái dương ngày càng gia tăng biểu hiện cho nhiệt độ nước biển trong khu vực tăng lên vì biến đổi khí hậu.

Theo số liệu từ NASA, vịnh Maine đang dần ấm lên nhanh hơn 99% so với mức trung bình toàn cầu, làm dịch chuyển phạm vi của nhiều loài xa hơn về phía bắc.

Nhiệt độ cao hơn này tạo ra môi trường sống ôn hòa hơn cho cá thái dương và cũng thu hút nhiều loài săn mồi hơn, bao gồm cả sứa. Những loài này thường thích vùng nước trên 12 độ C.

Cá mặt trời (hay còn gọi là cá mặt trời) có tên khoa học là Mola mola. Cá thái dương được coi là loài cá to xương nhất thế giới bởi con cá trưởng thành có thể nặng 2,27 tấn, dài hơn 3m và cao 4,2m.

Cá mặt trời không có một cái đầu thực sự. Tuy to con nhưng miệng chúng lại rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính nhau làm thành một cái mỏ. Với cái miệng đặc biệt như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.

Dù thân hình to lớn (con đực trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 3,5m; cân nặng trung bình khoảng 1,7 tấn) nhưng với cấu trúc cơ thể cụt ngủn nên cá mặt trời bơi yếu ớt.

Hầu hết thời gian, chúng chỉ để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên. Nhiều khi các dòng hải lưu đưa chúng từ vùng nhiệt đới sang hẳn vùng ôn đới.

Cá mặt trời xứng đáng là nhà vô địch trong thế giới đại dương về thành tích... đẻ trứng. Tuy thời gian mang thai chỉ kéo dài 3 tuần, nhưng cá mặt trời mái có thể đẻ mỗi lần đến 300.000.000 (ba trăm triệu trứng). Trứng cũng trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu.

Hầu hết cuộc đời chúng sống cách xa đất liền. Cá mặt trời khi còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, mãi cho đến khi trưởng thành, chúng mới bắt đầu "lười biếng" - chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu.

Chúng được liệt kê là loài "dễ bị tổn thương" trong sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sinh-vat-hiem-lam-moi-gap-bat-ngo-noi-len-diem-bao-xau-1736610.html