'Sinh nghề - tử nghiệp', số phận phi công Mỹ nổi tiếng nhất Thế chiến II

Thiếu tá phi công Richard Ira Bong là một trong những phi công lái máy bay chiến đấu P-38 giỏi nhất của Không quân Mỹ trong Thế chiến II; ông không chết bởi đạn của kẻ thù, mà chết trong khi bay thử nghiệm loại máy bay mới khi Thế chiến II vừa kết thúc.

Máy bay chiến đấu 2 động cơ P-38 là chiến đấu cơ nổi tiếng trong Thế chiến II, được hãng Lockheed sản xuất vào năm 1937, nhằm đáp ứng yêu cầu của không quân Mỹ về việc sở hữu một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao. Loại máy bay này đã được các phi công chiến đấu hàng đầu của Mỹ sử dụng; trong đó có phi công huyền thoại, Thiếu tá Richard Ira Bong. Ảnh: Máy bay chiến đấu P-38 - Nguồn: Wikipedia.

Máy bay chiến đấu 2 động cơ P-38 là chiến đấu cơ nổi tiếng trong Thế chiến II, được hãng Lockheed sản xuất vào năm 1937, nhằm đáp ứng yêu cầu của không quân Mỹ về việc sở hữu một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao. Loại máy bay này đã được các phi công chiến đấu hàng đầu của Mỹ sử dụng; trong đó có phi công huyền thoại, Thiếu tá Richard Ira Bong. Ảnh: Máy bay chiến đấu P-38 - Nguồn: Wikipedia.

Thiếu tá phi công Richard Ira Bong sinh ra trong một gia đình nông dân có tới 9 người con ở bang Wisconsin; lớn lên Bong được đào tạo lái máy bay dân dụng và lấy bằng phi công tư nhân tại trường Cao đẳng Superior State. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Khi Thế chiến thứ II bùng nổ, nước Mỹ ngay lập tức bị cuốn vào cuộc chiến; nhất là trên mặt trận Thái Bình Dương với quân đội đế quốc Nhật Bản; ngày 29/5/1941, Bong nhập ngũ vào Không quân Mỹ với tư cách là học viên phi công. Ảnh: Quân đội Nhật tiến công Trân châu cảng - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo phi công quân sự, với kết quả xuất sắc, ông được giữ ở lại Trường làm giáo viên đào tạo phi công; sau đó ông được điều đến Hamilton Field, California để chuyển loại lái chiếc P-38 Lightning (Tia chớp), khi đó mới đưa vào biên chế trong không quân Mỹ chưa lâu. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Trong thời gian chuyển loại máy bay P-38 ở Hamilton, Bong đã gây ra một vụ việc gây xôn xao dư luận, khiến anh được Tướng George Kenney chú ý. Ông đã lái chiếc P-38 một vòng quanh Cầu Cổng Vàng, sau đó bay xuống Phố Chợ của San Francisco ở tầm thấp đến mức thổi bay quần áo của một phụ nữ. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Người phụ nữ này đã kiện Bông lên Tư lệnh Lực lượng Không quân số 4 là Tướng Kenney, ông đã gọi Bong đến văn phòng của ông để kỷ luật; nhưng Tướng Kenney rất ấn tượng với Bong và đề nghị chuyển Bong đến Australia tham gia chiến đấu. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong bên chiếc P-38. Nguồn: Wikipedia.

Khi đến Australia, ngay lập tức Bong được biên chế vào Phi đoàn máy bay chiến đấu số 49; phi đoàn này đã tham gia chiến đấu nhiều trận ở mặt trận New Guinea trên Thái Bình Dương với lực lượng không quân đế quốc Nhật Bản. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Cùng chiến đấu với Phi đoàn 45 trên mặt trận New Guinea là phi đoàn không quân số 35. Đây là phi đoàn sử dụng phần lớn máy bay chiến đấu P-39 và một số ít P-38 hiện đại hơn; Bong được chuyển sang phi đoàn 35 và là phi công lái P-38 đầu tiên của phi đoàn này. Ảnh: Một chiếc P-38 Lightning của không quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Ngay trong trận không chiến đầu tiên với không quân Nhật vào ngày 27/12/1942, Bong đã bắn rơi 2 chiếc máy bay của địch; đến ngày 7/1/1943, Bong tiếp tục bắn rơi 2 chiếc tiêm kích Nakajima Ki-43; và ngay hôm sau, Bong tiếp tục hạ thêm một máy bay nữa, đưa ông trở thành phi công "Ách" chỉ sau 3 lần xuất kích. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Vào ngày 3/2/1943, Bong được điều lại về Phi đội Máy bay Chiến đấu số 9 thuộc Phi đoàn không quân số 49 và ông vẫn tiếp tục lái loại P-38; trong trận Biển Bismarck, ông đã bắn hạ thêm một chiếc Zero của không quân Nhật. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Trong trận hộ tống đoàn tàu chiến Mỹ đi qua biển Lae của New Guinea ngày 26/7/1943, phi công Bong đã bắn hạ 4 máy bay chiến đấu của không quân Nhật Bản đang tiến công vào đội hình tàu chiến của Mỹ; với chiến công này, ông được trao tặng Huân chương Thánh giá của Quân đội Mỹ. Ảnh: Phi công Richard Ira Bong nhận Huân chương - Nguồn: Wikipedia.

Vào tháng 4/1944, phi công Bong đã phá vỡ kỷ lục bắn rơi 26 máy bay của phi công Eddie Rickenbacker sau chưa đầy 1 năm rưỡi chiến đấu; sau đó ông được đưa trở lại Mỹ để làm giáo viên bay, nhưng do chiến trường Thái Bình Dương vẫn diễn ra quyết liệt, ông tình nguyện quay lại để tham gia chiến đấu. Ảnh: Phi công Eddie Rickenbacker (trái) và Bong - Nguồn: Wikipedia.

Tháng 8/1944, phi công Bong quay trở lại Phi đoàn Không quân số 49 và được giao nhiệm vụ là giáo viên bay, đồng thời tham gia chiến đấu; đến tháng 12/1944, ông đã bắn hạ thêm 14 máy bay của Không quân Nhật Bản, đưa số máy bay bị ông bắn hạ lên tới 40 chiếc. Tướng Douglas MacArthur tặng ông Huân chương Danh dự. Ảnh: Tướng Douglas MacArthur gắn Huân chương cho phi công Bong - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù thế chiến II chưa kết thúc, nhưng ông buộc phải quay lại Mỹ làm phi công thử nghiệm máy bay chiến đấu mới; số phận nghiệt ngã, tháng 8/1945 ông chết trong vụ rơi máy bay chiến đấu phản lực P-80 khi ông đang lái thử nghiệm, khi Thế chiến II vừa kết thúc. Ảnh: Đám tang Phi công Richard Ira Bong - Nguồn: Wikipedia.

Video Bức ảnh khiến phi công Mỹ lạnh sống lưng vì nhìn vào là thấu hiểu uy lực khủng khiếp của SAM-2 - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sinh-nghe-tu-nghiep-so-phan-phi-cong-my-noi-tieng-nhat-the-chien-ii-1438684.html