Singapore chế tạo 'bọt biển thần kỳ' làm sạch nước

Khan hiếm về tài nguyên là áp lực song cũng tạo động lực cho nhiều phát minh đột phá tại Singapore, trong đó có công nghệ tạo nguồn nước sạch.

Thác nước cao nhất thế giới tại Singapore. Ảnh: CNN

Thác nước cao nhất thế giới tại Singapore. Ảnh: CNN

Viện nghiên cứu Môi trường và Nước Nanyang đang phát triển công nghệ làm sạch nước tiên tiến với một vật liệu dạng bọt biển, xốp, nhẹ, màu đen, làm từ sợi carbon aerogel. Theo Đại học Công nghệ Nanyang, nó có khả năng làm sạch nước thải trên quy mô lớn. Mỗi miếng bọt biển này có khả năng hấp thụ lượng chất thải, ô nhiễm, chất dẻo nhựa với khối lượng bằng 190 lần bản thân nó.

Chất liệu đang tiếp tục được nghiên cứu phát triển để đưa ra thị trường bởi công ty EcoWorth Technology (Singapore). Theo CEO công ty Andre Stoltz, sản phẩm sẽ được thử nghiệm tại thị trường Singapore trước khi “bơi ra biển lớn” toàn cầu.

“Chúng tôi tin rằng tiềm năng ảnh hưởng của nó là rất lớn”, Stoltz nói, và cho biết sản phẩm cho phép công ty “chuyển đổi rác thành những thứ có giá trị”.

Cũng theo trang CNN, WaterRoam, một công ty khác tại Singapore cũng đang triển khai các dự án về nước sạch. Được thành lập vào năm 2014, WateRoam cho biết đã phát triển thành công một thiết bị lọc nước cầm tay mini, có khả năng cung cấp nước uống sạch cho hơn 75.000 người trên khắp Đông Nam Á. Theo David Pong, giám đốc điều hành WaterRoam, yếu tố mang tính cải tiến nhất trong công nghệ của sản phẩm là tính giản tiện. Hiện WaterRoam đang phát triển sản phẩm mới: thiết bị lọc nước mini với kích cỡ chỉ bằng chiếc bơm xe đạp nhưng đủ công suất cung cấp nước sạch cho một ngôi làng khoảng 100 người trong hai năm.

Bài báo "Làm thế nào để Singapore vượt qua tình trạng khan hiếm nước" đăng tải trên trang CNN nhận xét: Singapore với dân số khoảng 5 triệu người, tiêu thụ trung bình 430 triệu gallon nước (1 gallon = 3,785 lít) mỗi ngày.

Tuy nhiên, phần lớn nước sử dụng tại Đảo quốc Sư tử là nguồn nhập khẩu hoặc tái chế, trong khi nhu cầu sử dụng được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Theo nhận xét của Giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường và Nước Nanyang, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) Shane Snyder, Singapore trung bình nhập khẩu khoảng 40% lượng nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sẽ ngày càng khó có thể dựa vào nguồn này.

Tốc độ đô thị hóa chóng mặt cùng với sự nóng lên toàn cầu đang đẩy các nguồn nước tự nhiên vào tình trạng ngày càng cạn kiệt. Trên thế giới, ¼ dân số đang phải sống trong tình trạng không có nước sạch để sinh hoạt. Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của con người đang vượt quá khả năng Trái đất có thể bổ sung nguồn tài nguyên đó.

Tại Singapore, công nghệ đang là lựa chọn tối ưu để giải quyết tình trạng này. Đảo quốc Sư tử từ lâu đã nổi tiếng với các công trình nước tầm cỡ như các đài phun, hồ chứa thông minh, và đặc biệt là thác nước trong nhà cao nhất thế giới Vortex Rain cao 40m và có thể bơm 10.000 gallon nước mỗi phút.

EcoWorth đang phát triển công nghệ xử lý nguồn nước đã qua sử dụng trên quy mô toàn cầu. Ảnh: EcoWorth

Bài báo "Làm thế nào để Singapore vượt qua tình trạng khan hiếm nước" đăng tải trên trang CNN nhận xét: Singapore với dân số khoảng 5 triệu người, tiêu thụ trung bình 430 triệu gallon nước (1 gallon = 3,785 lít) mỗi ngày.

Tuy nhiên, phần lớn nước sử dụng tại Đảo quốc Sư tử là nguồn nhập khẩu hoặc tái chế, trong khi nhu cầu sử dụng được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Theo nhận xét của Giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường và Nước Nanyang, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) Shane Snyder, Singapore trung bình nhập khẩu khoảng 40% lượng nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sẽ ngày càng khó có thể dựa vào nguồn này.

Tốc độ đô thị hóa chóng mặt cùng với sự nóng lên toàn cầu đang đẩy các nguồn nước tự nhiên vào tình trạng ngày càng cạn kiệt. Trên thế giới, ¼ dân số đang phải sống trong tình trạng không có nước sạch để sinh hoạt. Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của con người đang vượt quá khả năng Trái đất có thể bổ sung nguồn tài nguyên đó.

Tại Singapore, công nghệ đang là lựa chọn tối ưu để giải quyết tình trạng này. Đảo quốc Sư tử từ lâu đã nổi tiếng với các công trình nước tầm cỡ như các đài phun, hồ chứa thông minh, và đặc biệt là thác nước trong nhà cao nhất thế giới Vortex Rain cao 40m và có thể bơm 10.000 gallon nước mỗi phút.

CNN

Lan Thảo

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/singapore-che-tao-bot-bien-than-ky-lam-sach-nuoc-89062.html