Siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 thắp sáng bầu trời khắp nơi trên thế giới

Hôm 20/3 vừa qua, người yêu thiên văn trên khắp thế giới đã có dịp chiêm ngưỡng sự kiện siêu trăng thứ ba và cũng là cuối cùng trong năm 2019. Hiện tượng này càng trở nên đặc biệt hơn khi diễn ra trùng với thời điểm Xuân phân ở Bắc bán cầu và Thu phân ở Nam bán cầu.

Đây là siêu trăng lần thứ 3 và cũng là lần cuối trong năm 2019. Trước đó, hiện tượng siêu trăng diễn ra vào ngày 21/1, 19/2. Trong ảnh: Siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 được nhìn thấy trên đỉnh Mount Pico Sacro, bên ngoài thành phố Santiago de Compostela, Tây Ban Nha. (Ảnh: EPA)

Đây là siêu trăng lần thứ 3 và cũng là lần cuối trong năm 2019. Trước đó, hiện tượng siêu trăng diễn ra vào ngày 21/1, 19/2. Trong ảnh: Siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 được nhìn thấy trên đỉnh Mount Pico Sacro, bên ngoài thành phố Santiago de Compostela, Tây Ban Nha. (Ảnh: EPA)

Siêu trăng là hiện tượng Mặt Trăng nằm ở điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo hình elip của nó. Điều này khiến Mặt Trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường. Trong ảnh: Một bức tượng che khuất siêu trăng ở Brussels. (Ảnh: AP)

Hiện tượng siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 còn đặc biệt hơn khi diễn ra trùng với ngày điểm phân. Trong ảnh: Siêu trăng trên bức tượng chim đại bàng ở New Jersey, Mỹ. (Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)

Theo vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, mỗi năm sẽ có hai ngày điểm phân. Ngày điểm phân vào tháng 3 là Xuân phân ở Bắc bán cầu và là Thu phân ở Nam bán cầu. Ngược lại, ngày điểm phân vào tháng 9 là Thu phân ở Bắc bán cầu và là Xuân phân ở Nam bán cầu. Lúc này tâm của Mặt Trời cùng nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Trong ảnh: Siêu trăng được nhìn thấy tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland, Mỹ. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Giới thiên văn cho biết phải chờ đến năm 2030 siêu trăng mới xuất hiện cùng với ngày điểm phân một lần nữa. Trong ảnh: Siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 được nhìn thấy tại hạt Berkshire, Vương quốc Anh. (Ảnh: Rex/Shutterstock)

Hiện tượng trăng tròn tháng 3 đôi khi còn được gọi là hiện tượng “trăng giun” bởi theo dân gian, sự kiện này xảy ra vào thời điểm lớp băng trên mặt đất bắt đầu tan chảy và giun đất xuất hiện. Trong ảnh: Siêu trăng thắp sáng tượng đài Thiên thần Độc lập ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: Reuters)

Siêu trăng được nhìn thấy cạnh bảo tàng Guggenheim Bilbao tại thành phố Bilbao, Tây Ban Nha. (Ảnh: EPA)

Siêu trăng được nhìn thấy tại làng Karancskeszi, Hungary. (Ảnh: EPA)

Siêu trăng trên mái vòm thư viện Đại học Cyprus, Nicosia. (Ảnh: EPA)

Siêu trăng cuối cùng trong năm 2019 được nhìn thấy phía trên một nhà thờ ở thủ đô Skopje của CH Bắc Macedonia. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Siêu trăng được nhìn thấy ở thành phố Frankfurt, Đức. (Ảnh: AP)

Siêu trăng phía sau Tượng Nữ thần Tự do ở New York, Mỹ. (Ảnh: Anadolu/Getty Images)

Phương Đặng

(Theo The Guardian)

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/khoa-hoc/sieu-trang-cuoi-cung-trong-nam-2019-thap-sang-bau-troi-khap-noi-tren-the-gioi/170159.htm