'Siêu thứ Ba' - ngày quyết định của đảng Dân chủ

Sáng 3-3 (giờ địa phương), tức ngày 'Siêu thứ Ba', các điểm bầu cử trên 15 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ mở cửa đón các cử tri đảng Dân chủ đi bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên chính thức của đảng này tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Sáng 3-3 (giờ địa phương), tức ngày “Siêu thứ Ba”, các điểm bầu cử trên 15 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ mở cửa đón các cử tri đảng Dân chủ đi bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên chính thức của đảng này tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng, sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Cựu Thị trưởng thành phố South Bend Pete Buttigieg (trái) quay sang ủng hộ cựu Phó Tổng thống Joe Biden (phải) sau khi rời bỏ cuộc đua. Ảnh: AFP

Cựu Thị trưởng thành phố South Bend Pete Buttigieg (trái) quay sang ủng hộ cựu Phó Tổng thống Joe Biden (phải) sau khi rời bỏ cuộc đua. Ảnh: AFP

Trong ngày “Siêu thứ Ba”, ngày bầu cử sơ bộ lớn nhất trong tiến trình bầu cử Mỹ, vùng lãnh thổ Samoa và 14 bang của Mỹ sẽ có các cuộc bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín hay bỏ phiếu. Việc 2 tiểu bang có đông dân nhất với số lượng biểu lớn đại biểu lớn nhất là California (415 đại biểu đảng Dân chủ) và Texas (228 đại biểu) đều sẽ bỏ phiếu vào ngày “Siêu thứ Ba,” đồng nghĩa với hơn 30% dân số Mỹ sẽ bỏ phiếu vào ngày 3-3. Chính vì vậy, sự kiện này đánh dấu giai đoạn quan trọng trong cuộc đua và quyết định liệu một ứng viên có khả năng thu hút cử tri ở tầm quốc gia không, chứ không còn ở từng bang riêng lẻ. Ứng viên nào của đảng Dân chủ vượt qua được thách thức lớn nhất của vòng bầu cử sơ bộ này sẽ có triển vọng giành được đề cử của đảng này để ra tranh cử tổng thống.

Cuộc đua chưa ngã ngũ

Tính đến thời điểm này, kết quả của 4 cuộc bầu cử sớm trong tháng 2 tại bang Iowa, New Hampshire, Nevada và Nam Carolina vẫn chưa cho thấy khả năng rõ ràng về một ứng viên nào của đảng Dân chủ thực sự nổi trội để có thể đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Chính vì vậy, ngày bầu cử “Siêu thứ Ba” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, gần như quyết định gương mặt của đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng khi số lượng đại cử tri tại 15 bang và vùng lãnh thổ lên tới 1.357 đại biểu, chiếm tới 1/3 tổng số đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ sẽ diễn ra vào giữa tháng 7 tới. Bên cạnh đó, các cử tri đảng Dân chủ sống ở nước ngoài cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu.

Tính đến trước ngày “Siêu thứ Ba”, ông Bernie Sanders đang dẫn đầu cuộc đua bên đảng Dân chủ với 58 phiếu đại biểu, tiếp theo là cựu Phó Tổng thống Joe Biden với 50 phiếu đại biểu, bà Elizabeth Warren 8 phiếu. Cựu Thị trưởng Pete Buttigieg giành được 25 phiếu đại biểu. Bên phía đảng Cộng hòa, Tổng thống Donald Trump dẫn trước hoàn toàn cách biệt với 86 phiếu, bỏ xa người đứng kế tiếp là Bill Weld (1 phiếu). Để được bầu làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Dân chủ, một ứng cử viên phải giành được tối thiểu 1.991 phiếu đại biểu trong cuộc bỏ phiếu lần 1 tại Đại hội đảng toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 16-7 tại thành phố Milwaukee thuộc tiểu bang miền Trung Tây Wisconsin.

Sanders hay Joe Biden?

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Phó Tổng thống Joe Biden được coi là hai ứng viên duy nhất mà đảng Dân chủ sẽ chọn một để đối đầu với đối thủ Cộng hòa trong ngày bầu cử 3-11 tới đây.

Bước vào cuộc bầu cử ngày “Siêu thứ Ba” sau khi giành chiến thắng thuyết phục ở cả hai bang New Hampshire và Nevada, ông Sanders đang dẫn đầu các ứng cử viên về số lượng đại biểu cũng như các cuộc thăm dò tại hai bang California và Texas, cũng như trên toàn quốc được tiến hành gần đây. Theo chiến dịch tranh cử, ông Sanders tập trung vào bang California và có thể giành được thắng lợi lớn tại bang này. Ông Sanders được coi là một lực hút hấp dẫn với cử tri. Ông có khả năng thu hút đám đông và huy động được nhiều nhà hoạt động trẻ. Ông là người nhiệt huyết, cứng rắn, tràn đầy năng lượng, quyết tâm, có lượng cử tri ủng hộ lớn và nguồn lực tài chính khá dồi dào.

Với cựu Phó Tổng thống Biden, chiến thắng thuyết phục tại bang Nam Carolina có thể là bước tạo đà giúp ông tiếp tục giành được chiến thắng tại các bang khác ở phía Nam, nơi có nhiều người Mỹ gốc như Alabama và Bắc Carolina. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của ông Biden vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức để có thể cạnh tranh vị trí dẫn đầu với đối thủ Sanders. Bước vào bầu cử sơ bộ trong ngày “Siêu thứ Ba”, ông Biden đối mặt với nhiều thách thức lớn, chẳng hạn như không có đủ tiền để thực hiện chiến dịch quảng cáo lớn tại các bang lớn như California. Dù chiến thắng ở Nam Carolina có thể giúp ông có thêm tiền ủng hộ nhưng giờ đã là quá muộn để phát sóng quảng cáo trên truyền hình.

Cuộc bầu cử “Siêu thứ Ba” này đánh dấu sự ra mắt đầu tiên của cựu Thị trưởng thành phố New York, tỷ phú Michael Bloomberg, người đã chi hàng trăm triệu USD cho quảng cáo tại các bang trong chiến dịch tranh cử. Trước đó, ông Bloomberg không tham gia cuộc bầu cử ở 4 bang tiến hành bầu cử sớm trong tháng 2. Điều này cũng có thể làm giảm lá phiếu của các cử tri có thể nghiêng về các ứng cử viên ôn hòa khác. Đối với bà Warren, ngày bầu cử “Siêu thứ Ba” cũng có ý nghĩa quan trọng bởi nếu giành chiến thắng tại các bang trong ngày bầu cử này sẽ giúp bà lấy lại được vị trí trong cuộc đua sau kết quả không mấy khả quan tại các cuộc bầu cử ở 4 bang trước đó.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_221180_-sieu-thu-ba-ngay-quyet-dinh-cua-dang-dan-chu.aspx