Siêu tên lửa Sarmat Nga tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng

Trong tương lai khi Sarmat được Nga thử nghiệm xong và đưa vào sử dụng trực chiến, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đều không có hệ thống tên lửa nào tương tự và cũng không có khả năng đánh chặn được loại siêu tên lửa này của Nga.

Loại tên lửa từng được quảng cáo là chỉ cần 10 quả cũng đủ tiêu diệt hoàn toàn nước Mỹ này đang hoàn thành quá trình thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào trang bị trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Nguồn ảnh: LuncherF.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp với quan chức chính phủ nước này vào hôm qua đã cho biết, quá trình thử nghiệm cuối cùng của tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat đang diễn ra tốt đẹp. Nguồn ảnh: LuncherF.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng thông tin thêm về việc hệ thống tên lửa siêu siêu âm Kinzhal và vũ khí laser Peresvet cũng đã được biên chế và sẵn sàng chiến đấu - một thông tin không mấy bất ngờ với giới truyền thông quốc tế. Nguồn ảnh: LuncherF.

RS-28 Sarmat là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Nga và được đánh giá là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay. Loại tên lửa này có trọng lượng phóng tổng cộng lên tới 110 tấn. Nguồn ảnh: LuncherF.

Sarmat được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng không của hiện tại và cả của tương lai gần, đảm bảo được khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Dự kiến trung đoàn tên lửa Sarmat đầu tiên của Nga sẽ sẵn sàng chiến đấu trong hai năm tới. Nguồn ảnh: LuncherF.

Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, tên lửa Sarmat có tầm bắn tối đa lên tới 11.000 km, mang được 10 tới 15 đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân có sức nổ tổng cộng tương đương 50 triệu tấn TNT. Nguồn ảnh: LuncherF.

Tốc độ bay tối đa của Sarmat lên tới 25.000 km/h - đủ khả năng để nó xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên chừng đó là chưa đủ, Nga còn trang bị cho Sarmat các loại bẫy mồi nhiệt để nó tự phòng thủ khi bị đối phương khóa bắn. Nguồn ảnh: LuncherF.

Mỗi đầu đạn của Sarmat được trang bị hệ thống dẫn đường độc lập, cho phép các đầu đạn này tách ra và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc hoặc tự tách để tránh bị đánh chặn. Nguồn ảnh: LuncherF.

Theo ước tính, mỗi quả tên lửa Sarmat nếu tấn công trúng mục tiêu có thể tiêu diệt được toàn bộ nước Pháp hoặc toàn bộ bang Texas - một trong những bang có diện tích lớn nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: LuncherF.

Mời độc giả xem Video: Tên lửa Sarmat của Nga trong quá trình thử nghiệm.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/sieu-ten-lua-sarmat-nga-tien-den-giai-doan-thu-nghiem-cuoi-cung-1209844.html