Siêu tàu sân bay Mỹ tiến vào Trung Đông, không chỉ có mình Syria, Iran lo sợ?

Siêu tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Trung Đông, chấm dứt thời gian 8 tháng không có sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ ở khu vực này. Việc điều siêu tàu sân bay tới đây cho thấy không chỉ Iran, Syria mà ngay cả Nga cũng lo ngại.

Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis sẽ đồn trú tại Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, chịu trách nhiệm khu vực bao gồm Biển Arập và Vịnh Persian, và sẽ lưu lại khu vực này ít nhất 2 tháng.

Mỹ cho biết siêu tàu sân bay USS John C. Stennis được triển khai nhằm “hỗ trợ cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, cũng như cuộc chiến tại Afghanistan”. Ngoài ra, một quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận các thông tin trước đó rằng Mỹ đang tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực nhằm gửi “thông điệp” đến Iran.

Tuy vậy giới quan sát lo ngại, việc Mỹ tái điều siêu tàu sân bay tới khu vực Trung Đông còn khiến ngay cả Nga lo ngại. Hiện cục diện chiến trường Trung Đông đang vào thế giằng co, và điều này có lợi cho Nga, trong bối cảnh Moscow đang phải đối mặt với điểm nóng Ukraine, tình hình kinh tế khó khăn do phương Tây bao vây thì việc không cần phải dồn sức cho Syria sẽ giúp Nga "dễ thở" hơn.

Damascus và các đồng minh đã nhiều lần cáo buộc Mỹ sử dụng căn cứ này để huấn luyện và tái vũ trang cho các cựu dân quân Hồi giáo để tiếp tục cuộc chiến chống lại Chính phủ Syria. Mỹ cũng không giấu diếm ý định tiếp tục ở lại Syria cho đến khi "không còn khủng bố".

Mặt khác quan hệ giữa Washington và Tehran leo thang hồi tháng 5-2018, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào nước này. Việc hiện diện quân sự với lực lượng lớn tại Trung Đông sẽ khiến Mỹ dễ dàng áp đặt các điều kiện của mình lên khu vực này.

 Siêu tàu sân bay của Mỹ

Siêu tàu sân bay của Mỹ

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson là một trong 10 chiếc tàu sân bay lớp Nimitz. Lượng giãn nước 103.500 tấn; đây là lớp tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Với lượng giãn nước khổng lồ như vậy, tàu phải sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân A4W để tạo ra hơi nước áp lực cao, làm quay bốn trục chân vịt. Vì sử dụng năng lượng hạt nhân, nên tàu USS Carl Vinson có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu; và theo tính toán, tàu có thời gian phục vụ khoảng trên 50 năm. Tầm hoạt động của tàu không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp tế hậu cần.Trong tác chiến, sức mạnh tiến công của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson là liên đội không quân với hơn 90 máy bay các loại.

Từ tàu sân bay USS Carl Vinson, các máy bay chiến đấu có thể tiến công các mục tiêu từ khoảng cách vài trăm km. Tàu sân bay USS Carl Vinson được biên chế Liên đội không quân số 2 (CVW-2) với hơn 70 máy bay. Khi cần thiết có thể tăng lên tới 90 máy bay các loại.

Trong đó hơn 1/2 là tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, đây là lực lượng tiến công chủ yếu của cụm tàu sân bay Mỹ, có khả năng tiến công các mục tiêu trên không, trên mặt biển, mặt đất của đối phương.

Ngoài tiêm kích hạm, liên đội có 19 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk thực hiện tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, tiếp tế cho tàu sân bay khi hoạt động xa bờ; 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler (được phát triển từ mẫu F/A-18) có nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp điện tử và tiến công các hệ thống phòng không của đối phương.

Bên cạnh đó, tàu còn có 4 máy bay trinh sát cảnh báo sớm E-2C có nhiệm vụ phát hiện, chỉ thị vị trí máy bay đối phương cho các lực lượng trên cụm tàu sân bay. 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound sẵn sàng chở quân và hàng tiếp tế đến và đi khi ở ngoài phạm vi hoạt động của máy bay trực thăng MH-60. Quân số phi công, thủy thủ trên tàu sân bay khoảng 5.500 người, được huấn luyện bài bản, phối hợp thuần thục, tạo nên sức mạnh tác chiến gần như bất khả xâm phạm của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/do-hoa-sieu-tau-san-bay-my-tien-vao-trung-dong-khong-chi-co-minh-syria-iran-lo-so/792744.antd