Siêu tàu sân bay Mỹ cập cảnh Việt Nam, động thái nhỏ - ý nghĩa lớn

Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn gần 6.000 người được ví như một căn cứ không quân di động trên biển. Chuyến thăm của siêu tàu sân bay này sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác quốc phòng đặc biệt trong lĩnh vực hải quân và duy trì sự ổn định trên vùng biển Đông.

Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì sự thống trị đại dương với hàng chục tàu sân bay, trong đó nổi tiếng và chiếm số lượng đông đảo là siêu tàu sân bay lớp Nimitz. Những chiếc tàu này được coi là căn cứ trên đại dương của Mỹ.

Với khả năng mang tới 90 máy bay chiến đấu các loại, tàu sân bay này có khả năng vô hiệu hóa một quốc gia có tiềm lực quân sự vừa phải nếu xảy ra xung đột.

Thậm chí với số lượng và chất lượng của những chiếc máy bay được triển khai trên tàu sân bay này còn được đánh giá là có sức chiến đấu hơn hẳn một không quân của một quốc gia có tiềm lực quân sự tầm trung.

Hình ảnh những chiếc máy bay tiêm kích hạm hạng nặng F-18F Super Hornet được triển khai trên các tàu sân bay của Mỹ.

Hiện Mỹ đã cử tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) thuộc lớp Nimitz đại diện hải quân nước này sang thăm chính thức Việt Nam trong vài ngày tới.

Chuyến thăm dự kiến diễn ra từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 3 tới đây.

Hình ảnh các nhân viên, phi công và thủy thủ đoàn của siêu tàu sân bay USS Carl Vinson.

Đô đốc Scott Harbison Swift cho biết: "Trên cương vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, tôi vô cùng trông đợi chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam".

"Tôi đánh giá rất cao nỗ lực lớn lao của ngài Đại sứ khi trong việc hỗ trợ để biến điều này thành hiện thực", ông Swift nói.

Triển vọng hợp tác hải quân giữa Việt Nam và Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, Đô đốc Swift nói ông vui mừng về quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hải quân Việt Nam và Mỹ và khẳng định "mối quan hệ này vượt qua giới hạn về sự thay đổi lãnh đạo, cho dù bất kỳ chính quyền nào nắm quyền ở Mỹ".

"Đây là hướng đi chung của một mối quan hệ: Cùng nhau phát triển. Chúng ta có chung những mối quan tâm, đối mặt cùng những mối đe dọa".

"Chúng ta cam kết hợp tác với nhau nhằm tăng cường sự ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương, để tất cả có thể cùng nhau hưởng sự thịnh vượng ngày càng lớn trong vòng 70 năm qua ở khu vực, kể từ sau Thế chiến 2", ông khẳng định.

Hình ảnh một buổi sinh hoạt bên trong siêu tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ.

Các thủy thủ đang sắp xếp lại thư viện sách trên tàu.

Siêu tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson rất nổi tiếng bởi từ boong của tàu thi thể Osama bin Laden đã bị thả xuống biển.

Chiếc tàu này cũng đã từng tham chiến Desert Strike 1996, chiến dịch Tự do Iraq 2003.

USS Carl Vinson được đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 1983, trải qua đại tu và tái nạp nhiên liệu hạt nhân vào các năm 2005 và 2009.

USS Carl Vinson dài 332,84 m; rộng 76,81 m; cao 12,5 m.

Tàu có khả năng chở tối đa thủy thủ đoàn lên tới 5.680 người.

USS Carl Vinson có phi đội hơn 90 máy bay các loại với sức mạnh tác chiến vượt trội.

Nổi bật trong số đó là các tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Trong hình là tiêm kích F-18 Hornet đang trong hầm chứa của siêu tàu sân bay USS Carl Vinson.

Trong tàu thậm chí còn được trang bị các phòng tập Gym để phục vụ thủy thủ trên tàu.

Một chuyên viên y tế đang hướng dẫn cách sơ cứu cho thủy thủ tàu.

Với hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân cùng 4 tua-bin hơi, USS Carl Vinson có thể đạt vận tốc 55 km/giờ.

USS Carl Vinson có lượng giãn nước lên tới 97.000 tấn.

Kích thước của USS Carl Vinson tương đương với 3 sân bóng quốc tế.

Hình ảnh các kỹ thuật viên đang kiểm tra radar của máy bay chiến đấu F-18E/F Super Hornet.

Một trong những hệ thống pháo hạm bắn nhanh được gắn trên tàu để phòng vệ.

Bên trong siêu tàu sân bay USS Carl Vinson.

Các kỹ thuật viên đang kiểm tra hệ thống máy tính kết nối trên tàu.

Các phi cơ chiến đấu được xếp kín mặt boong tàu.

Cửa chuyển máy bay với hai siêu thang máy có trọng tải nâng lên tới hàng trăm tấn.

Hình ảnh siêu tàu sân bay đang rẽ sóng vượt đại dương.

Tuy có số lượng biên chế tới gần 6.000 người, nhưng mỗi người đều có vai trò cụ thể và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của chỉ huy các cấp, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.

Hình ảnh tuyệt đẹp khi các máy bay tiêm kích hạm xếp đội hình bay vọt trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Góc chụp từ trên cao siêu tàu sân bay USS Carl Vinson.

Cận cảnh một góc nhà bếp trên siêu tàu khổng lồ này.

Thậm chí tàu còn bố trí các góc riêng tư cho việc thực hành niềm tin tín ngưỡng của các thủy thủ tàu.

Các thủy thủ và phi công đang tập trung coi một trận đấu thể thao.

Một nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra từng chi tiết nhỏ trong hệ thống máy móc thiết bị của con tàu.

CH-53, loại trực thăng hạng nặng của quân đội Mỹ đang chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Một nhân viên kỹ thuật đang đọc kỹ hạng mục cần kiểm tra đối với chiếc máy bay chuẩn bị xuất kích.

Hình ảnh một nữ thủy thủ của tàu đang coi một trận bóng bầu dục.

Tàu sân bay và tàu tiếp liệu luôn đi kèm với nhau.

Một chiếc F/A-18E Super Hornet chuẩn bị cất cánh.

Chiếc máy bay chỉ huy cảnh báo E-2D Advanced Hawkeye thuộc biên chế của tàu USS Carl Vinson đang bay trình diễn.

Một chuyên viên kỹ thuật đang kiểm tra vũ khí của tiêm kích trước giờ xuất kích.

Một bữa tiệc ngoài trời được tổ chức ngay trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson.

Trên tàu cũng bố trí những y bác sĩ giỏi sẵn sàng chữa trị cho các thành viên trên tàu.

Các nhân viên kỹ thuật đang chăm chú nghe những nội dung cần thực hiện trong ngày.

Một nữ nhân viên kỹ thuật đang làm vệ sinh khoang động cơ cho tiêm kích F-18F Super Hornet. Bên dưới boong tàu, công việc cũng rất nhộn nhịp. Khu vực này là nhà chứa máy bay cũng là xưởng sửa chữa nhỏ, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho các máy bay.

Các thủy thủ tranh thủ ăn nhanh trong một đợt triển khai chiến đấu ở Vịnh Arab. Những người trên mặt boong phần lớn là nhân viên hàng không chịu trách nhiệm điều phối hoạt động cất hạ cánh của máy bay.

Họ cũng chuẩn bị vũ khí, nạp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo cho máy bay luôn sẵn sàng chiến đấu.

Chuyến thăm của siêu tàu sân bay USS Carl Vinson tới TP Đà Nẵng của Việt Nam sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác quốc phòng đặc biệt trong lĩnh vực hải quân và duy trì sự ổn định trên vùng biển Đông.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-sieu-tau-san-bay-my-cap-canh-viet-nam-dong-thai-nho-y-nghia-lon/759007.antd