Siêu tàu đổ bộ mới nhất của Mỹ có gì đặc biệt

Sau gần 14 năm cuối cùng Hải quân Mỹ đã hoàn tất việc xây dựng biên đội tàu San Antonio, lớp tàu đổ bộ có một không hai trên thế giới.

Được khởi đóng từ cuối năm 2016 và chưa cần tới một năm Hải quân Mỹ đã cho hạ thủy siêu tàu đổ bộ USS Fort Lauderdale (LPD-28) vào hôm 13/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.

Được khởi đóng từ cuối năm 2016 và chưa cần tới một năm Hải quân Mỹ đã cho hạ thủy siêu tàu đổ bộ USS Fort Lauderdale (LPD-28) vào hôm 13/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu đổ bộ USS Fort Lauderdale là tàu cuối cùng trong tổng số 12 siêu tàu đổ bộ hạng nặng lớp San Antonio của Hải quân Mỹ, trong số đó đã có 10 tàu đã đi vào hoạt động. Nguồn ảnh: Sina.

Các tàu đổ bộ lớp San Antonio được thiết kế để có thể triển khai nhiều loại nhiệm vụ tkhác nhau, hổ trợ thực hiện các hoạt động tác chiến viễn chinh trên biển của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu đổ bộ San Diego có lượng giãn nước tối đa 25.000 tấn, với chiều dài cơ sở 208m, sườn ngang 32m và có mớn nước 7m, với cấu hình trên, có thể thấy tàu đổ bộ tấn công của Mỹ không hề thua kém các mẫu tàu đổ bộ tấn công tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.

Về khả năng vận tải, lớp tàu San Antonio có thủy thủ đoàn hơn 350 người, ngoài ra nó còn cho phép triển khai thêm một đơn vị lính thủy đánh bộ có quân số khoảng 700 người. Kết hợp với đó là khả năng hoạt động không giới hạn trên biển cho phép triển khai quân tới bất kỳ đâu, dĩ nhiên nhiệm vụ của loại tàu đổ bộ này chỉ tập trung vào tác chiến đổ bộ và hổ trợ hậu cần. Nguồn ảnh: Sina.

Mặt cắt mô phỏng khả năng "chứa hàng" của tàu đổ bộ tấn công lớp San Antonio

Cùng với các đơn vị lính thủy đánh bộ, các tàu lớp San Antonio còn mang theo được hai tàu đổ bộ khí đệm LCAC, hay một tàu đổ bộ nhanh LCU, cùng với đó là khoảng 14 xe bọc thép lội nước AAV. Với chừng đó khí tài tàu San Antonio có thể giúp Hải quân Mỹ triển khai nhanh các đơn vị lính thủy đánh bộ tác chiến ven bờ. Nguồn ảnh: Sina.

Ngoài thiết kế khoang đổ bộ rộng, các tàu San Antonio còn được trang bị sàn đáp trực thăng và nhà chứa máy bay cho phép triển khai được ít nhất 4 máy bay vận tải đa nặng Osprey MV-22 hoặc 5-6 trực thăng vận tải hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.

Do thường hoạt động theo biên đội tác chiến tàu sân bay, các tàu San Antonio không được vũ trang mạnh và chỉ được trang bị một số vũ khí phòng vệ cơ bản như pháo tự động 30mm Bushmaster II, súng máy 12.7mm Browning M2 và hệ thống tên lửa đánh chặn tầm gần RIM-116 (RAM). Nguồn ảnh: Defence.

Bãi đáp trực thăng trên tàu đổ bộ tấn công lớp San Antonio

Trong tổng số 12 tàu đổ bộ lớp San Antonio được Hải quân Mỹ đóng mới thì giá trị mỗi con tàu này chênh lệch từ 1.6 đến 2 tỷ USD. Trong đó chiếc USS Fort Lauderdale là có giá thành cao nhất chính xác là 2.021 tỷ USD. Dù có giá thành cực kỳ đắt đỏ nhưng biên đội tàu đổ bộ San Antonio của Hải quân Mỹ được đánh giá là "đắt nhưng xắt ra miếng" bởi năng lực hoạt động không giới hạn của chúng. Nguồn ảnh: Dailymail.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/sieu-tau-do-bo-moi-nhat-cua-my-co-gi-dac-biet-949840.html