Siêu nhân học và cơ khí hóa cơ thể định hình chuẩn mực sắc đẹp

'Vẻ đẹp ẩn trong sản phẩm kỹ thuật', theo Vintiner, người có nhiều năm chụp ảnh người lai máy (cyborgs) và đang đưa vào cuốn 'I Want to Believe - An Exploration of Transhumanism'.

 I Want to Believe - An Exploration of Transhumanism tập trung khắc họa phong trào siêu nhân học (transhumanism), những người lai máy trong đời sống thực và sự phát triển của kỹ thuật robot. Ảnh: David Vintiner.

I Want to Believe - An Exploration of Transhumanism tập trung khắc họa phong trào siêu nhân học (transhumanism), những người lai máy trong đời sống thực và sự phát triển của kỹ thuật robot. Ảnh: David Vintiner.

Vintiner nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: “Người đầu tiên xuất hiện trong tầm nhìn của chúng tôi là Andrew Vladimirov, một “tin tặc não”, người tìm cách thu thập dữ liệu từ não của bản thân và nhiều người khác. Ảnh: David Vintiner.

Sau cảm nhận ban đầu là những người lai máy này khá kì quặc thì Vintiner dần nhận thấy sự hấp dẫn của việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên cơ thể mình. “Nếu có cơ hội, bạn sẽ thiết kế cơ thể của chính mình như thế nào và bạn muốn nó nói gì về bạn?", ông tự hỏi. Ảnh: David Vintiner.

Neil Harbisson đã khắc phục chứng mù màu bẩm sinh bằng một chiếc ăng-ten kết nối với Internet để nghe các tần số ánh sáng của màu sắc. Ảnh: David Vintiner.

Bị mất một mắt từ nhỏ, Rob Spence đã lắp một chiếc camera có kết nối mạng vào mắt trái. Ảnh: David Vintiner.

James Young tìm đến sự trợ giúp của máy móc sau khi bị mất một tay và chân trong tai nạn năm 2012. Young luôn quan tâm đến công nghệ sinh học và bị cuốn hút đặc biệt bởi tính thẩm mỹ của khoa học viễn tưởng. Ảnh: David Vintiner.

Young nói rằng phải mất vài năm để mọi người đánh giá cao không chỉ các chức năng của chân tay giả tối tân mà cả tính thẩm mỹ của chúng. Young bày tỏ: "Tay chân máy thường bị coi là đáng sợ hoàn toàn là do vẻ ngoài của chúng. Điều này trùng hợp với quan điểm rằng khuyết tật không gợi cảm". Ảnh: David Vintiner.

Khi Vintiner tiếp tục hành trình săn ảnh, ông quan tâm đến việc: Nếu công nghệ có thể thay đổi các yếu tố con người thì nó cũng có thể thay đổi định nghĩa về vẻ đẹp? Ảnh: David Vintiner.

Một chủ đề khác của cuốn sách Fletcher và Vintiner là Sophia, một robot được hai nhà hoa học David Hanson và Ben Goertzel tại Hanson Robotics thiết kế. Sophia là một trong những robot hình người tiên tiến nhất cho đến nay. Ảnh: David Vintiner.

Vintiner đưa ra khẳng định: "Hãy nhìn cách phẫu thuật thẩm mỹ đã thay đổi nhận thức của chúng ta về vẻ đẹp trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu quan điểm về siêu nhân học là đúng và chúng ta có thể sống đến vài trăm tuổi, quan niệm về cái đẹp và ý nghĩa của con người sẽ thay đổi đáng kể".

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/sieu-nhan-hoc-va-co-khi-hoa-co-the-dinh-hinh-chuan-muc-sac-dep-post1089742.html