Từ người nhập cư tay trắng thành trùm đầu cơ hàng đầu thế giới

George Soros, nhà sáng lập một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất thế giới, từng viết thư gửi 'tất cả giám đốc điều hành của các ngân hàng thương mại' tại London để xin việc...

Nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ gốc Hungary George Soros, 87 tuổi, được biết đến với câu chuyện từ một người tị nạn nhập cư vào Mỹ trở thành nhà sáng lập một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất thế giới.

Nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ gốc Hungary George Soros, 87 tuổi, được biết đến với câu chuyện từ một người tị nạn nhập cư vào Mỹ trở thành nhà sáng lập một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất thế giới.

George Soros tên khai sinh là Gyorgy Schwartz, sinh ngày 12/8/1930 tại Budapest, Hungary, trong một gia đình Do Thái. Cha ông - Tivadar, là một luật sư. Còn mẹ ông - Erzsébet, là đồng sở hữu một cửa hàng bán lụa. Trong bối cảnh chủ nghĩa chống Do Thái lan rộng tại châu Âu, năm 1936, gia đình Schwartz phải đổi họ sang Soros in 1936.

Khi Thế chiến Thế giới thứ 2 nổ ra vào năm 1939, gia đình Soros phải đối mặt với nhiều hiểm nguy trong bối cảnh Đức Quốc Xã chuẩn bị xâm chiếm Hungary. Họ buộc phải sống lặng lẽ và không thực hiện các nghi thức Do Thái trong thời gian này. Dù sống trong bối cảnh hỗn loạn của đất nước và nhiều nguy hiểm rình rập, George Soros vẫn tỏ ra là một đứa trẻ đầy tha vọng, tin rằng mình có thể thay đổi thế giới.

Những đe dọa từ Đức Quốc Xã chỉ càng làm tăng thêm niềm tin vào sự tự do và làm động lực để ông thành công trong cuộc sống.Chính quyền Hitler chính thức xâm chiếm Hungary vào tháng 3/1944, cậu bé Soros 13 tuổi khi đó bị cấm tới trường và bị buộc phải báo cáo cho Hội đồng Do thái do quân xâm lược lập ra.

Không lâu sau đó, gia đình Soros buộc phải lẩn trốn. Cha ông đã cố gắng để có được một số giấy tờ giả nói rằng gia đình là người theo đạo Thiên chúa. Ông cũng mạo hiểm để làm giấy tờ tương tự cho hàng nghìn người Do thái khác. Việc này giúp gia đình ông thoát được các cuộc tấn công bạo lực ở Budapest năm 1945.

Cùng năm đó, Soros khăn gói tới Anh và sống nhờ ở nhà của một người bác tại London. Nhờ sự giúp đỡ của bác, ông trở thành sinh viên của trường Kinh tế London (LSE), học dưới sự dẫn dắt của nhà triết học vĩ đại Karl Popper. Tại đây, Soros được tiếp cận với khái niệm phản xạ của Popper, giúp định hình chiến lược đầu tư của ông sau này. Ngoài ra, quan điểm về "xã hội mở" của triết gia nổi tiếng về sự tự do cá nhân cũng là nền tảng cho các hoạt động từ thiện sau này của ông.

Soros tốt nghiệp ngành khoa học vào năm 1951 và nhận bằng thạc sĩ năm 1954. Trong thời gian sinh viên, ông từng làm nhiều việc từ nhân viên bốc vác cho đến phục vụ quán bar để có tiền trang trải cuộc sống. Ông cũng nhận được tài trợ từ một số tổ chức từ thiện.

Sau khi tốt nghiệp năm 1954, lòng đầy tham vọng, Soros viết thư gửi "tất cả giám đốc điều hành của các ngân hàng thương mại" tại London để xin việc. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng ông may mắn được nhận vào làm thư ký tại ngân hàng Singer & Friedlander ở London. Sau đó, một đồng nghiệp tại đây giới thiệu ông làm việc cho hãng môi giới F.M. Mayer ở New York. Năm 1956, ông lên đường tới Mỹ.

Tại F.M. Mayer, Soros làm vị trí nhân viên môi giới chứng khoán chuyên thị trường châu Âu trong 3 năm trước khi chuyển sang làm cho hãng đầu tư Wertheim & Co vào năm 1959 - nơi ông bắt đầu phát triển lý thuyết phản xạ nổi tiếng của mình dựa trên những ý tưởng của triết gia Karl Popper hồi đại học.

Sau nhiều năm làm việc ở vị trí phân tích và giao dịch tại nhiều công ty khác nhau, Soros thành lập quỹ đầu tư thử nghiệm vào năm 1968 với 100.000 USD tiền mặt. Hai năm sau, ông thành lập Soros Fund Management nhưng cuối cùng rời khỏi đây vào năm 1973 để thành lập Soros Fund - sau này đổi tên thành Quantum Fund.

Trong những năm 1970, Quantum Fund có mức lợi nhuận khổng lồ hơn 30%, giúp thổi xa danh tiếng của Soros và biến ông trở thành một trong những nhà đầu cơ quyền lực nhất tại Mỹ. Năm 1970, sự nghiệp từ thiện của ông bắt đầu với khoản quyên góp để giúp sinh viên da đen học đại học ở Nam Phi. Nhà đầu tư huyền thoại cũng bắt đầu rót tiền cho các phong trào dân chủ, đặc biệt là ở đông Âu. Đến nay, ông đã quyên góp hàng chục tỷ USD cho các hoạt động từ thiện.

Năm 1981, quy mô vốn quỹ Quantum Fund của Soros tăng vọt lên 400 triệu USD, khi đó, ông trở thành nhà đầu tư số 1 tại New York. 4 năm sau đó, quỹ này mang về lợi nhuận tới 122% cho các nhà đầu tư và quản lý khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD.

Năm 1992, quỹ đầu cơ của Soros đã bán khống 10 tỷ USD đồng bảng Anh, vay hàng tỷ bảng Anh và đổi sang đồng Mác Đức, thu lợi nhuận tới 1,1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Vụ việc khiến Bộ Tài chính Anh thiệt hại khoảng 4,2 tỷ USD. Kể từ đó, ông được mệnh danh là "người đánh sập Ngân hàng Trung ương Anh".

Năm sau đó, ông trở thành người Mỹ đầu tiên kiếm được hơn 1 tỷ USD trong một năm. Thời điểm này, quỹ Quantum Fund mang về lợi nhuận 61,5%.

Năm 1997, ông chuyển sang bán khống đồng Baht Thái Lan khi nhận thấy cán cân thương mại và cán cân tài khoản vốn của nước này bất ổn, thu hẹp khoảng cách với đồng USD, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Năm 2000, Soros tuyên bố nghỉ hưu để tập trung vào sự nghiệp từ thiện. Sau thời điểm này, ông đã hai lần quay lại đầu tư trước khi nghỉ hẳn, một lần vào năm 2007 và một lần vào 2016.

Năm 2013, quỹ Quantum Fund thu về 5,5 tỷ USD, trở thành quỹ đầu cơ thành công nhất trong lịch sử. Kể từ khi thành lập năm 1973, quỹ này đã thu về tổng cộng 40 tỷ USD.

Hiện nay, ông sở hữu khối tài sản trị giá 8 tỷ USD USD và là người giàu thứ 20 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes.

Ngọc Trang

Nguồn Ngôi Sao: http://vneconomy.vn/tu-nguoi-nhap-cu-tay-trang-thanh-trum-dau-co-hang-dau-the-gioi-20180227160036359.htm