Siêu chiến cơ tàng hình Su-57 của Nga có nguy cơ 'chết yểu'

Siêu chiến cơ tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga nhiều khả năng sẽ không được đưa vào phục vụ trước năm 2027 như những đồn đoán trước đó, các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định.

Sự trì hoãn, chi phi đội lên quá cao cũng như các vấn đề liên quan tới quá trình nghiên cứu và phát triển chương trình được cho là các lý do khiến tiêm kích được kỳ vọng của Nga không thể lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất như thời gian dự kiến.

Chuyên san National Interest của Mỹ nhận định đây không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi chương trình phát triển Su-57 chưa bao giờ khả thi dù được Nga đặt rất nhiều kỳ vọng.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng SU-57 sẽ khó có thể phục vụ biên chế Nga trước năm 2027.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng SU-57 sẽ khó có thể phục vụ biên chế Nga trước năm 2027.

Trở lại đầu năm 2006, Tổng thống Putin thông qua quyết định hợp nhất tất cả các công ty và cục thiết kế, chế tạo máy bay nổi tiếng nhất của Nga được thành lập từ thời Liên Xô thành một tập đoàn chế tạo máy bay duy nhất với cái tên Tập đoàn máy bay thống nhất (UAC).

Rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước đã rót vốn để trở thành cổ đông của UAC nhưng chính phủ vẫn là cổ đông lớn nhất với 90% cổ phần.

UAC từng được coi là một “đế chế hùng mạnh” ở Nga khi góp mặt trên hầu hết trong mọi lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp hàng không từ phát triển, sản xuất, xuất khẩu, hiện đại hóa, cho đến bảo trì sửa chữa mọi loại máy bay dân dự lẫn quân sự.

Tập đoàn này cách đây hơn 10 năm cũng từng khiến các chuyên gia quân sự bất ngờ khi tuyên bố khôi phục lại các mẫu máy bay từ thâp niên 80, 90. Tuy nhiên, UAC mới đây khẳng định kế hoạch này không khả thi và khó có thể hoàn thành.

National Interest nói rằng nguyên nhân một phần là do hàng ngũ lãnh đạo của UAC, những người rất mạnh miệng khi thảo luận kế hoạch nhưng lại thiếu khả năng đưa ra quyết định vào thời điểm khó khăn.

Video: Máy bay Nga dội bão lửa thiêu súng IS

Su-57, một sản phẩm do UAC chịu trách nhiệm phát triển có lẽ vì vậy cũng chịu chung số phận. National Interest cho rằng thất bại của UAC trong kế hoạch phát triển Su-57 nằm ở quyết định không cho các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào phân khúc máy bay chiến đấu. Giám đốc đầu tiên của UAC, cựu Thứ trưởng quốc phòng và sau đó là Thủ tướng Nga năm 2006 từng khẳng định Nga sẽ tự phát triển phân khúc này mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài.

Nhưng quyết định đã gặp phải trở ngại lớn sau khi nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây. Cùng với đó, các hoạt động quân sự của Nga ở Syria cũng ảnh hưởng tới chi tiêu quốc phòng của Matxcơva.

Hy vọng cuối cùng của dự án này đặt vào Ấn Độ khi New Delhi đang cùng Nga nghiên cứu, phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 5.

Nhưng xuất hiện những tin đồn gần đây cho rằng New Delhi đang muốn rút khỏi dự án đầy tham vọng trị giá 10 tỷ USD vì cho rằng phía Nga không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về tính năng kỹ chiến thuật tương đương với mẫu F-35 của Mỹ.

Song Hy

Nguồn VTC: https://vtc.vn/sieu-tiem-kich-tang-hinh-toi-tan-cua-nga-co-nguy-co-chet-yeu-d369602.html