Serbia tuyên bố thẳng chuyện gia nhập NATO

20 năm chiến tranh Nam Tư: Serbia tha thứ nhưng không quên NATO đã làm những gì trên lãnh thổ Nam Tư cũ.

RT hôm 24/3 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Alexanderar Vulin tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 20 năm chiến tranh Nam Tư cũ, nhấn mạnh rằng, Serbia sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

Một người dân Serbia cầm cờ NATO bị gạch chéo trong ngày kỷ niệm 20 năm NATO đánh bom Nam Tư cũ.

Một người dân Serbia cầm cờ NATO bị gạch chéo trong ngày kỷ niệm 20 năm NATO đánh bom Nam Tư cũ.

Ông Vulin cho biết, Belgrade đã chọn trung lập về mặt quân sự và sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO, ngay cả khi Serbia là quốc gia duy nhất ở châu Âu không phải là thành viên của khối liên minh quân sự này.

"Chúng tôi đã lựa chọn [không gia nhập NATO-ND] vì chúng tôi bị đánh bom, nhưng trước hết là chúng tôi sẽ không bao giờ hành động đối với các quốc gia khác như những gì họ đã làm cho chúng tôi" - Bộ trưởng Quốc phòng Serbia tuyên bố.

Serbia sẽ không bao giờ quên NATO đã ném bom đất nước này.

Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic cũng bày tỏ quan điểm này trong cuộc phỏng vấn Kênh 1 của Nga vào ngày 22/3.

"Chúng tôi sẽ không tham gia NATO, tôi đã nói rõ với [Tổng thư ký NATO Jens] Stoltenberg như vậy" - ông Vucic nói.

"Vâng, chúng tôi sẵn sàng tha thứ nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Serbia, là trung tâm của Nam Tư cũ, không phải là thứ gì đó mà bạn có thể phá vỡ hoặc phá hủy...

Chúng tôi không thể trông chờ vào việc được bồi hoàn cho những mất mát của mình. Chúng tôi cũng không thể trông chờ sự trừng phạt đối với những kẻ đã tham gia vào tội ác khủng khiếp này.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bây giờ là đảm bảo rằng, điều này sẽ không xảy ra với chúng ta nữa" - Tổng thống Serbia nhắc lại những vụ tấn công kinh hoàng của NATO vào Nam Tư cũ năm 1999 khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng. Vô số cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp đất nước bị bỏ hoang sau những cuộc không kích.

Một tòa nhà bị đánh bom trong chiến dịch NATO năm 1999 chống lại Nam Tư. Ảnh: Reuters

Vụ đánh bom của NATO đã khiến Serbia tan hoang. Vết thương chiến tranh khiến ô nhiễm uranium ở nhiều vùng đất. Chất độc hại được sử dụng cho đạn xuyên giáp được cho là nguyên nhân gây ra đột biến trong các trường hợp ung thư ở con người.

Trẻ em Serbia dưới 15 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nhiều gấp gần 3 lần so với mức độ trung bình ở châu Âu.

Danica Grujicic, Trưởng Khoa Ung thư thần kinh tại Trung tâm lâm sàng Serbia nói: "Nhiều khi tôi đã bắt đầu hỏi, chúng tôi có làm gì sai không. Những bệnh nhân đã được phẫu thuật, được xạ trị nhưng vẫn chết 1 năm sau đó".

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/serbia-tuyen-bo-thang-chuyen-gia-nhap-nato-3376935/