SEJCO ngưng quản lý chung cư Carina nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trong vụ cháy

Sau hơn một tháng đề nghị ngưng hợp đồng quản lý, vận hành chung Carina, từ ngày 1/10, Công ty Hùng Thanh chấp thuận Công ty cổ phần dịch vụ địa ốc Sài Gòn (SEJCO) ngưng quản lý, vận hàng chung cư, nhưng vẫn phải ràng buộc chịu trách nhiệm trong vụ cháy.

Khủng hoàng nhân lực

Theo thông báo phát đi từ phía SEJCO, sau khi Trưởng ban quản lý chung cư Carina Nguyễn Quốc Tuấn bị khởi tố, bắt tạm giam, thì tinh thần của người lao động trong công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết người lao động có nguyện vọng xin nghỉ việc hoặc bỏ việc, khiến nhận sự đảm bảo chất lượng để quản lý, vận hành chung cư Carina gặp khó khăn. "Chúng tôi đã nỗ lực trao đổi, động viên người lao động làm việc, nhưng vẫn không tìm được nhận sự phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc tại Carina. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng, dịch vụ của chủ đầu từ sau giai đoạn hoàn thành công việc sửa chữa, khắc phục hậu quả sau vụ cháy, nên xin được ngưng hợp đồng quản lý, vận hành chung cư Carina", bà Trần Kim Lương, Phó TGĐ Công ty dịch vụ địa ốc Sài Gòn đề nghị.

Sau khi phía đối tác SEJCO đề nghị ngưng hợp đồng quản lý, vận hành chung cư Carina, chủ đầu tư Công ty Hùng Thanh phải liên tục họp bàn để tìm đối tác quản lý, vận hành mới nhưng vẫn ràng buộc trách nhiệm của SEJCO từ khi vụ cháy cho đến thời điểm ngưng hợp đồng.

Thông báo của SEJCO về việc dừng quản lý vận hành chung cư Carina

Hiện nay những công đoạn cuối cùng của việc sữa chữa khắc phục sau sự cố của Carina Plaza cũng đã hoàn thành. Chỉ còn chờ bước nghiệm thu đầy đủ của các cơ quan chức năng là cư dân nơi đây đã có thể yên tâm trở về nhà sinh sống. Trách nhiệm của các bên liên quan vẫn đang được cơ quan chức năng làm sáng tỏ dù phía SEJCO sẽ ngưng quản lý, vận hành Carina từ 1/10/2018.

Trong hợp đồng ký kết giữa Hùng Thanh và SEJCO, liên quan đến phần cháy nổ có ghi rất rõ: SEJCO thay mặt Hùng Thanh làm việc với cơ quan có liên quan phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); tổ chức thực tập PCCC định kỳ, cùng với Hùng Thanh lập phương án PCCC để cư dân nắm được các bước cần thiết khi có sự cố cháy nhà xảy ra.

Nghĩa vụ của Sejco là phải kiểm tra giám sát, quản lý, vận hành liên quan đến hoạt động nhà chung cư: gồm thang máy, dụng cụ thiết bị PCCC, máy phát điện dự phòng... Và hợp đồng cũng ghi rõ, Sejco phải bố trí người bảo vệ, kỹ thuật trực 24/24 giờ với bảy ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ và Tết.

Tuy nhiên đối chiếu với vụ cháy ngày 23/3/2018, trong việc xử lý tình huống khi có cháy, lực lượng bảo vệ tầng hầm đã phản ứng không đúng và kịp thời với quy trình. Từ thời điểm phát cháy lúc 1 giờ 15 phút ngày 23/3 nhưng đến 1 giờ 23 phút bảo vệ mới phát hiện (chậm mất 8 phút), nghĩa là nhân viên trực camera an ninh đã không hoàn thành nhiệm vụ.

Mặc khác, xét nhiệm vụ của bảo vệ tuần tra tổng thể: bộ phận này cũng có 1 người 1 ca trực. Vào thời điểm xảy ra vụ cháy thì đó là ca trực từ 18 giờ - 6 giờ. Người này có nhiệm vụ “phát hiện và phối hợp xử lý các sự cố xảy ra, bảo vệ tài sản theo khu vực được phân công”. Tuy nhiên việc xảy ra cháy mà phát hiện chậm thì phải có trách nhiệm của bảo vệ trực.

Nhưng vẫn chịu trách vệ hậu quả vụ cháy

Theo tài liệu chúng tôi có được, Biên bản kiểm tra về PCCC ngày 18/12/2017 tại chung cư Carina của Phòng Cảnh sát PCCC Quận 8 tại phần III-6 có ghi rõ: “Hệ thống báo cháy hoạt động bình thường”.

Tuy nhiên vì sao khi xảy ra sự cố cháy ngày 23/3 thì toàn bộ hệ thống báo cháy đã không hoạt động, trong khi đã được sữa chữa và kiểm tra? Vậy thì chỉ có 2 nguyên nhân: hoặc là hệ thống bị tắt thủ công, hoặc là bị hư hỏng tiếp. Tuy nhiên nếu trường hợp bị hư hỏng tiếp thì tại sao bộ phận kỹ thuật thuộc Ban quản lý tòa nhà (SEJCO) lại không phát hiện ra trong một khoảng thời gian dài.

Toàn cảnh vụ cháy chung cư Carina ngày 23/3/2018

Tương tự, về vấn đề đèn thoát nạn (đèn EXIT) không sáng: theo Biên bản kiểm tra về PCCC ngày 18/12/2017 tại Chung cư Carina của Phòng cảnh sát PCCC Quận 8 tại phần III-8 “Đèn thoát nạn tại khu vực lối thoát hiểm hoạt động bình thường”.

Như vậy, hệ thống đèn này tiếp tục hư, hay có sự việc đèn bị tắt thủ công? Tại sao đèn này không dùng điện mà khi cúp điện lại không sáng tự động, vậy tức là đã không được sạc? Bộ phận kỹ thuật thuộc Ban quản lý (SEJCO) đã kiểm tra định kỳ thế nào mà không phát hiện được hư hỏng?

Theo Luật sư Huỳnh Công Thư (Đoàn luật sư tỉnh Long An): “Thực tế đến khi có cháy xảy ra mà các thiết bị báo cháy, ông nước không hoạt đồng, các tủ điện điều khiển không hoạt động chứng tỏ đơn vị quản lý đã không hoàn thành trách nhiệm, nếu đơn vị này có theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt chắc chắn sẽ phát hiện ra và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục. Do vậy, bên công ty quản lý cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm trong việc xảy ra cháy nỗ và hậu quả xảy ra cho cư dân chung cư Carina.”

Ngày 29/9/2018, SEJCO đã gửi thông báo đến cư dân chung cư Carina Plaza về việc công ty này sẽ dừng hoạt động quản lý vận hành chung cư, từ ngày 1/10/2018. Đây là động thái tiếp nối công văn số 294 ngày 9/8/2018 mà SEJCO đã gửi cho công ty Hùng Thanh để đề nghị ngưng hợp đồng quản lý vận hành chung cư Carina trước thời hạn.

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết: "Cho dù chấm dứt vận hành và quản lý từ ngày 1/10/2018, nhưng SEJCO vẫn phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến vụ cháy ngày 23/3/2018).

Lê Vũ

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/kinh-doanh/bat-dong-san/sejco-ngung-quan-ly-chung-cu-carina-nhung-van-phai-chiu-trach-nhiem-trong-vu-chay-270264.html