Sẽ ra sao khi ICBM mới của Triều Tiên bắn tới lãnh thổ Mỹ?

Các chuyên gia suy đoán, khả năng ICBM mới của Triều Tiên sẽ được trang bị 4 động cơ tên lửa RD-250, với tổng lực đẩy 160 tấn và nó có thể mang đầu đạn nặng từ 2.000 đến 3.500 kg, có tầm bắn đến bất kỳ đâu trên lãnh thổ Mỹ.

Mặc dù cuộc duyệt binh đêm 10/10 có quy mô nhỏ hơn so với hai cuộc duyệt binh trước đó được tổ chức vào tháng 2 và tháng 9/2018, nhưng điểm nhấn của cuộc duyệt binh là màn ánh sáng rực rỡ và sự xuất hiện của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hoàn toàn mới. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Mặc dù cuộc duyệt binh đêm 10/10 có quy mô nhỏ hơn so với hai cuộc duyệt binh trước đó được tổ chức vào tháng 2 và tháng 9/2018, nhưng điểm nhấn của cuộc duyệt binh là màn ánh sáng rực rỡ và sự xuất hiện của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hoàn toàn mới. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Theo phân tích của tờ "Quan sát quân sự" của Mỹ, ICBM mới của Triều Tiên có kích thước lớn, tương đương với các loại ICBM di động của Nga và Trung Quốc; như vậy nó có thể mang nhiều đầu đạn và tầm bắn có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Loại tên lửa xuất hiện trong cuộc duyệt binh ngày 10/10 được vận chuyển bằng xe phóng khổng lồ 11 trục, 22 bánh và hiện là tên lửa đạn đạo lớn nhất của Triều Tiên. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Tên lửa này có lẽ là sự phát triển của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15, Hwasong-15 được ra mắt tại cuộc duyệt binh của Triều Tiên vào tháng 2/2018 và đã được thử nghiệm vào tháng 11/2019. Ảnh: ICBM Hwasong-15 - Nguồn: Wikipedia.

Điều đáng chú ý là xe phóng chở ICBM Hwasong-15 chỉ có 18 bánh (ít hơn tên lửa mới 4 bánh), điều này cho thấy loại tên lửa liên lục địa mới này có kích thước khá lớn. Ảnh: ICBM Hwasong-15 - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù tầm bắn của tên lửa Hwasong-15 chỉ có thể bắn đến một số bang như Alaska hoặc Hawaii, chứ không phải toàn bộ lãnh thổ Mỹ; tuy nhiên tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên thời gian chuẩn bị phóng ngắn và nó cũng có thể mang nhiều đầu đạn. Ảnh: ICBM Hwasong-15 - Nguồn: Wikipedia.

Đối với hệ thống chống tên lửa của Mỹ, loại ICBM của Triều Tiên với nhiều đầu đạn sẽ khó bị đánh chặn hơn. Mặc dù tên lửa Hwasong-15 mới ra đời được hai năm, nhưng có khả năng sẽ được thay thế bằng tên lửa mới và tiên tiến hơn của Triều Tiên. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Nguồn: Commons.wikimedia.org

Loại tên lửa mới trong Lễ duyệt binh ngày 10/10 vừa qua có chiều dài khoảng 20 m. Có khả năng đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng, hai tầng; và rất có thể, tùy theo tình hình, Triều Tiên sẽ thử nghiệm loại tên lửa mới này trong vài tháng tới. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới này, có thể được đặt tên là Hwasong-16. Đối chiếu xe phóng 11 trục, thì Hwasong-16 có lẽ được xếp là một trong những tên lửa xuyên lục địa lớn nhất trên thế giới. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Trong số các tên lửa liên lục địa đang được sử dụng trên thế giới, tên lửa R-36 Voyevoda của Nga và Dongfeng-5 của Trung Quốc cũng sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng; chiều dài của chúng hơn 30 mét, nhưng cả hai loại này đều được phóng từ các hầm chứa (silo). Ảnh: Tên lửa R-36 Voyevoda rời hầm phóng - Nguồn: Wikipedia.

Các nhà phân tích quân sự bắt đầu phân tích ICBM mới của Triều Tiên. Các chuyên gia suy đoán, khả năng Hwasong-16 sẽ được trang bị 4 động cơ tên lửa RD-250, với tổng lực đẩy 160 tấn, gấp đôi so với Hwasong-15. Loại ICBM mới này, có thể mang đầu đạn nặng từ 2.000 đến 3.500 kg, và có tầm bắn đến bất kỳ đâu trên lãnh thổ Mỹ. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Cũng theo các chuyên gia, bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có đều không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên. Chuyên gia tên lửa Mỹ Laura Gregor cho biết, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ bắt đầu thử nghiệm hệ thống đánh chặn ICBM từ năm 2017, nhưng kết quả thử nghiệm không khả quan. Ảnh: ICBM mới của Triều Tiên trong Lễ duyệt binh - Nguồn: Sina

Lý do để nghi ngờ là Mỹ sử dụng tên lửa làm mục tiêu trong cuộc thử nghiệm có tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ của ICBM. Do đó các chuyên gia cho rằng, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của quân đội Mỹ khó có khả năng đánh chặn và chưa thể cung cấp cho nước Mỹ sự bảo vệ đầy đủ trước sự tiến công đe dọa của các loại tên lửa liên lục địa.

Video Duyệt binh Triều Tiên 2020 - Nguồn: KCNA

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/se-ra-sao-khi-icbm-moi-cua-trieu-tien-ban-toi-lanh-tho-my-1447072.html