Sâu cổ đại sống lại sau 42.000 năm đóng băng

Hai con sâu cổ đại bị đóng băng từ thời voi ma mút đã sống trở lại và trở thành loài động vật sống lâu nhất hành tinh.

Các nhà khoa học Nga đã phân tích hơn 300 con sâu cổ đại bị đóng băng 42.000 năm. Tuy nhiên, chỉ có hai con sâu trong số đó có dấu hiệu sống sót sau khi rã đông. Bây giờ, hai con sâu cổ đại đó được coi là loài động vật sống lâu đời nhất hành tinh. Phát hiện này được mô tả là một bước đột phá lớn của khoa học.

Hai con sâu sống sót sau khi bị đóng băng hàng ngàn năm.

Hai con sâu sống sót sau khi bị đóng băng hàng ngàn năm.

Theo đó, một con sâu được tìm thấy trong tình trạng đóng băng vào năm 2015 tại khu vực gần sông Alazeya, Nga và nó được cho là đã 41.700 tuổi. Con sâu còn lại được tìm thấy vào năm 2002 tại một hang động ở hạ lưu sông Kolyma và nó đã đóng băng suốt 32.000 năm.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hai con sâu cổ đại Siberia đã di chuyển và được ăn uống lần đầu tiên kể từ kỷ Pleistocene. Hiện hai con sâu này được các nhà khoa học Nga đem về phân tích tại viện nghiên cứu gần thủ đô Moscow.

Sau khi rã đông, 2 con sâu có dấu hiệu sống sót, có thể di chuyển và ăn uống được.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố: “Chúng tôi đã thu thập được những dữ liệu đầu tiên chứng minh khả năng hồi phục của các sinh vật đa bào sau quá trình đóng băng hàng ngàn năm ở các mỏ đá vôi tại Bắc Cực. Sau khi được rã đông, những con sâu có dấu hiệu của sự sống. Chúng bắt đầu di chuyển và ăn uống được“.

Phương An (Theo Daily Mail)

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/kham-pha/sau-co-dai-song-lai-sau-42-000-nam-dong-bang-3318307.html