Sau bữa tối, nên đứng hay ngồi mới tốt nhất?

Nằm là tư thế cần tránh sau bữa tối bởi dễ gây trào ngược dạ dày. Thế nhưng, đứng hay ngồi mới thực sự tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng tường tận.

Nhiều người cho rằng ngồi sau bữa ăn dễ khiến thực phẩm bị chèn ép, “đọng” lại làm tăng nguy cơ béo bụng. Thực tế tư thế này không hề có hại. Ngồi sau bữa ăn còn có khả năng làm giảm nguy cơ trào ngược. Nó cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn hay gây béo phì.

Nhiều người cho rằng ngồi sau bữa ăn dễ khiến thực phẩm bị chèn ép, “đọng” lại làm tăng nguy cơ béo bụng. Thực tế tư thế này không hề có hại. Ngồi sau bữa ăn còn có khả năng làm giảm nguy cơ trào ngược. Nó cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn hay gây béo phì.

Đứng hoặc đi bộ sau bữa ăn không ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Ngược lại, chỉ cần không vận động mạnh, đứng hay đi bộ nhẹ nhàng còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường tiêu thụ calo, giảm tích tụ mỡ.

Dù hưởng lợi từ việc đứng, đi bộ song không có nghĩa bạn thỏa sức vận động. Trong vòng nửa giờ sau ăn, chỉ nên thực hiện các hoạt động nhẹ, không nên gắng sức. Cách đi bộ đúng nhất là nghỉ ngơi trong nửa giờ sau ăn. Tiếp đó, đi bộ chậm trong một giờ để thúc đẩy tiêu hóa, rèn luyện cơ thể. Lúc này, cố gắng không di chuyển lên xuống cầu thang hay đi nhanh qua đường.

Đáng lưu ý, những người có thể trạng kém, ốm yếu, đặc biệt có bệnh về dạ dày, mạch máu não, tim mạch, huyết áp cao thì không nên đi dạo ngay sau ăn.

Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả đi bộ sau ăn. Vào mùa đông, buổi tối nhiệt độ xuống thấp, mức chênh lệch giữa trong nhà và ngoài đường khá cao nên đi bộ không hẳn là ý kiến tốt. Trong khi đó, đi bộ trong nhiệt độ cao mùa hè có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể mệt mỏi.

Nếu như ngồi và đứng được khuyến khích thì nằm lại là tư thế nhất định phải tránh sau ăn. Chuyên gia cho rằng tư thế này dễ gây trào ngược thức ăn, dịch vị. Lâu ngày có thể gây bỏng thực quản, dễ tích mỡ.

Ngoài nằm, hát cũng được xem là hoạt động kiêng kị sau ăn. Khi no, thể tích dạ dày tăng lên, thành dạ dày mỏng, lưu lượng máu tăng. Cất tiếng hát lúc này sẽ làm tăng áp lực khoang bụng, gây khó tiêu.

Không uống nhiều nước, trà đặc. Uống nhiều nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.

Trong khi đó, nước trà không chỉ làm loãng dịch vị mà còn chứa theophylline có khả năng ức chế tiết axit dịch vị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa.

Không tắm, xông hơi. Tắm ngay sau ăn khiến các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu ở da và cơ tăng lên làm giảm lượng máu đi về dạ dày. Đặc biệt, những người mắc bệnh tim, mạch máu não tắm sau ăn còn có khả năng đối diện nguy cơ tai biến. Để tốt cho cơ thể, bạn nên chờ 1-2 tiếng sau ăn rồi mới tiến hành vệ sinh cá nhân.

Không hút thuốc. Hút thuốc vốn đã hại, hút thuốc sau ăn còn hại gấp 10 lần. Nguyên nhân bởi cơ thể hấp thụ nhiều độc tố làm tổn thương gan, não và các mạch máu.

Lái xe. Quá trình tiêu hóa sau ăn cần nhiều máu nên lượng máu lên não sẽ giảm mạnh, khiến phản ứng trở nên chậm chạp. Lái xe lúc này khiến bạn dễ gặp sai sót trong quá trình vận hành. Ảnh minh họa: Internet.

Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.

Định Tâm (Theo Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/sau-bua-toi-nen-dung-hay-ngoi-moi-tot-nhat-1511295.html