Sau 5 năm cấm vận, kho vũ khí Iran có gì và thiếu gì?

Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao Iran ra tuyên bố cho biết, lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 5 năm của Liên hợp quốc đối với Iran sẽ tự động được dỡ bỏ vào ngày đó. Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố rằng, đây là một ngày đáng nhớ và là thắng lợi của 'chủ nghĩa đa phương, hòa bình và an ninh'.

Vào tháng 7/2015, Iran đã đạt được thỏa thuận toàn diện về các vấn đề hạt nhân với Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức (còn gọi là thỏa thuận P5+1). Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân, để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran từ ngày 18/10/2020. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi - Nguồn: AFP

Vào tháng 7/2015, Iran đã đạt được thỏa thuận toàn diện về các vấn đề hạt nhân với Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức (còn gọi là thỏa thuận P5+1). Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân, để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran từ ngày 18/10/2020. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi - Nguồn: AFP

Vào ngày 8/5/2018, Tổng thống D.Trump tuyên bố tại Nhà Trắng, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ngày 18/10 vừa qua, trong khi Iran thông báo tin vui, thì Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết, Mỹ sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức và cá nhân bán vũ khí cho Iran. Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo - Nguồn: Sina

Truyền thông nước ngoài cho rằng, mặc dù các hạn chế nhập khẩu vũ khí của Iran đã được dỡ bỏ, tuy nhiên Iran sẽ không muốn nhập khẩu vũ khí trong ngắn hạn vì bốn lý do sau. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Sina

Một là áp lực từ Mỹ. Như đã đề cập ở trên, người ngăn cản Iran là một siêu cường, vì vậy ai bán vũ khí cho Iran đều phải xem thái độ của Mỹ. Các nước phương Tây sẽ không bán vũ khí cho Iran vì EU có lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Iran kéo dài đến năm 2023. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Sina

Nằm trong danh sách có thể xuất khẩu vũ khí cho Iran hiện chỉ có 3 quốc gia là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay từ năm ngoái, đã có thông tin cho rằng, Iran quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 của Nga, trước đó Iran đã mua hệ thống phòng không S-300 từ Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Iran - Nguồn: Sina

Thứ hai, nền công nghiệp quốc phòng của Iran tương đối phát triển, họ có khả năng chế tạo cả máy bay, pháo và xe tăng. Đây cũng là lý do mặc dù bị phong tỏa liên tục trong những năm gần đây, nhưng Iran vẫn có thể cho ra đời những loại vũ khí mới. Ảnh: UAV do Iran sản xuất - Nguồn: Sina

Thứ ba là Iran không thiếu tên lửa và máy bay, nhưng thiếu khả năng tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương; eo biển Hormuz luôn là trung tâm quân sự của Iran, lại có tàu sân bay của Mỹ ngoài vịnh Ba Tư nên trong cuộc đối đầu này, Iran rõ ràng gặp bất lợi. Ảnh: UAV do Iran sản xuất - Nguồn: Defa press.ir

Vì vậy trong tương lai, Mỹ vẫn sẽ là đối thủ quan trọng nhất của Iran. Nhưng làm thế nào để tấn công được tàu sân bay và làm thế nào để bảo vệ eo biển, bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ được không phận? Đó là câu hỏi có tính chiến lược, mà chắc chắn các nhà lãnh đạo Iran đã tính đến. Ảnh: Tên lửa chống hạm do Iran tự sản xuất đang bay tới mục tiêu giả định - Nguồn: PressTV

Do vậy những vũ khí mà Iran cần là tên lửa, hệ thống phòng không, tàu chiến, tàu ngầm hiện đại; đây là những gì Iran mong muốn nhất. Nhưng nhìn ra thế giới, những vũ khí tối tân này xét cho cùng, có quá ít để cho Iran lựa chọn. Ảnh: Không quân Iran rất quan tâm tới máy bay chiến đấu Su-30SM - Nguồn: Sina

Thứ tư là những loại vũ khí Iran cần là vũ khí tiên tiến, nhưng do những năm qua, nền kinh tế Iran khủng hoảng do lệnh cấm vận của Mỹ, cùng với đó là giá dầu lao dốc và dịch bệnh Covid-19, nên chính phủ Iran hiện đang phải vật lộn để đối phó và khó có khả năng chi nhiều tiền cho vũ khí trong lúc này. Ảnh: Iran muốn tăng cường lực lượng phòng không bằng hệ thống S-400 của Nga - Nguồn: Sina

Theo bảng xếp hạng quân sự toàn cầu, Iran hiện đứng thứ 14 trên thế giới và đứng đầu khu vực Trung Đông. Iran có Quân đội quốc gia và Lực lượng Vệ binh Cách mạng, với tổng quân số hơn 600.000 người. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Sina

Về vũ khí, Iran có 2.000 xe tăng gồm T-72, T-62, T-55, M-47, M-60, v.v ...; hơn 3.300 khẩu pháo; hải quân được trang bị chủ yếu với 3 tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, 5 tàu khu trục. Không quân có hơn 900 máy bay các loại, bao gồm MiG-29, Su-24, F-14, F-4, F-5, F-7 và Conqueror 313. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Không quân Iran - Nguồn: Sina

Sức mạnh "đáng nể" của Iran là lực lượng tên lửa, hiện Iran có kho vũ khí tên lửa mạnh nhất ở Trung Đông, bao gồm ít nhất là 8 loại tên lửa tiến công, với tầm bắn từ 300 đến 2.500km. Ảnh: Các loại tên lửa của Iran và tầm bắn của chúng - Nguồn: CSIS

Vào ngày 19/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova cho biết, sau khi lệnh cấm vận hết hiệu lực, Nga sẽ xem xét hợp tác quân sự với Iran. Đại sứ Iran tại Nga Jalali cho biết, khi lệnh cấm được dỡ bỏ, có thể Nga sẽ dẫn đầu về hợp tác quân sự với Iran. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Iran - Nguồn: Sina

Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sau-5-nam-cam-van-kho-vu-khi-iran-co-gi-va-thieu-gi-1451728.html