Sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, chưa thật sự tinh gọn

Sáng nay (1/12), Bộ Chính trị, Ban Bí Thư hội nghị trực tiếp và trực truyến toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tháo gỡ những điểm nghẽn nút thắt về thể chế.

Dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch Nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn.

Hội nghị được kết nối tới 14.535 điểm cầu trực tuyến trên toàn quốc với trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị.

Trình bày những nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu rõ, qua 7 năm thực hiện với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị

Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới…

Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW trong toàn hệ thống chính trị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra.

Trình bày chuyên đề “tháo gỡ những điểm nghẽn nút thắt về thể chế” Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc Kỳ họp thứ 8 . Đây là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa Nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề chuẩn bị ngay về mọi mặt để nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Quốc hội sẵn sàng làm việc cả các ngày thứ Bảy và ngoài giờ hành chính; thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, sâu sắc, đúng trọng tâm, với tất cả tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm thực sự trước đất nước, trước Nhân dân. Trên cơ sở xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, với tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của các lĩnh vực: Xây dựng pháp luật; giám sát tối cao; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn báo cáo chuyên đề về việc tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn báo cáo chuyên đề về việc tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025,Ủy viên Bộ chính trị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin, dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% ; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025 để đạt được mục tiêu, Chính phủ đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó giải pháp tiên quyết là tiếp tục hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý; giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8%; ; Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí;; Bảo đảm ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

H.Nga

Nguồn DNSG: https://doanhnhansaigon.vn/sap-xep-to-chuc-bo-may-chua-dong-bo-chua-that-su-tinh-gon-314876.html