Sắp triển lãm tranh 'Người (Được) Ngắm'

Sàn Art hân hạnh giới thiệu Người (được) Ngắm, triển lãm đi qua muôn vẻ đường nét và cõi mộng của hiện diện người do các nghệ sĩ Việt đề xuất qua nhiều phương tiện—hội họa, sắp đặt, vật thể thị giác thời chiến, sách nghệ sĩ và video phát sóng trực tiếp. Triển lãm mời người xem nghĩ về lớp nghĩa đa nguyên của việc 'ngắm,' một hành động phổ biến trong bối cảnh nghệ thuật khi khảo sát toàn diện hay cân nhắc kỹ lưỡng các tác phẩm.

Triển lãm giới thiệu hai bức tranh của Lê PhổVũ Cao Đàm, tiêu biểu cho triết lý thị giác của hai họa sĩ được coi là bậc thầy trong trào lưu hiện đại Việt Nam, kết hợp kỹ thuật Ấn Tượng và chủ thể đậm tính ‘Đông Phương’ (nhìn theo diễn ngôn của Edward Said), bộc lộ rõ trong tác phẩm M và Em bé (Mère et Enfant) của Lê Phổ, tôn vinh người nữ của gia đình, dịu dàng đứng trong hoa, lá và ánh sáng. Bức N thn Hng (La Deésse Rose) của Vũ Cao Đàm mang quan niệm của ông về hình hài phụ nữ như mạch truyền cho hiện diện thần. Đưa ra khắc họa khác về tính nữ, tác phẩm sơn mài của Võ Trân Châu, nghệ sĩ đang làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, phơi bày một cơ thể mang nặng xáo trộn nội tâm—một tương phản đương đại với không khí hết mực yên bình của nhân vật nữ trong tưởng tượng Đông Dương.

Trở lại đầu thập niên 1970, tranh tuyên truyền và ký họa chiến tranh của họa sĩ kháng chiến Dương ÁnhĐào Đức, với những phong cách, bảng màu và thái độ riêng biệt, khoác chung tinh thần cổ vũ người lính nữ. Mặt khác, nam diễn viên, nhà thơ và họa sĩ Trn Trung Tín đặt câu hỏi về bạo lực chiến tranh trong tác phẩm Em, Súng và Hoa (2002) với cô gái vai trần đeo vũ khí, miệng ngậm hoa trắng, một cơ thể bồn chồn hậu chiến.

Mối quan tâm tới chất thải được Ly Hoàng Ly phóng to, nhân rộng và ca tụng với chuỗi hình in trên toan ghi lại những mảnh tã nghệ sĩ đã sử dụng trong hai tháng đầu tiên chăm con. Màu vàng loang dọc tường gallery như tấm tranh khảm, cùng những đường thêu tay trên bề mặt toan, kể một câu chuyện ngoạn mục về tình yêu người mẹ. Trái lại, sắp đặt của Lê Hiền Minh, Căn Phòng, tối giản hóa cảm xúc và tính hữu hình trong tác phẩm, một tập hợp hàm ẩn các vật thể (hoặc cơ thể) mê hoặc, bọc bởi những khung rèm vừa cản ngừa, vừa mời mọc người nhìn.

Cần trải nghiệm qua thị giác lẫn cảm giác tấm thảm xanh của Ngô Đình Bảo Châu, người thêu những đoạn trích từ tiếng hát ru Việt vào sợi chiếu cói, làm hồi sinh ký ức và giọng của mẹ, nhắc lại tác động ám ảnh của kết nối mẫu tử. Cũng làm việc trong mạng lưới quan hệ gia đình, nghệ sĩ điêu khắc Phm Đình Tiến khắc dấu chính cháu trai mình, một thiên thần ngủ, lên một chiếc thớt gỗ, qua cử chỉ đó đùa chơi với ranh giới mơ hồ giữa thiết bị gia dụng và điêu khắc đương đại.

Tác phẩm "Có những phút giây như thế" của tác giả Võ Trân Châu

Giã từ quan niệm xưa về người nữ vâng lời, tần tảo, phục tùng, Nguyn Th Thanh Mai thách thức lối nhìn của người xem với bộ ảnh in trên nhôm, phơi trần mảng tóc đen của mình. Tác phẩm thứ hai của Thanh Mai, một cuốn sách đỏ, hé mở tính xâm lấn của những công cụ phụ khoa và bạo lực kín mà cơ thể người nữ ôm mang.

Cuối cùng và không kém quan trọng, Sàn Art giới thiệu một vòng xoắn trong thiết kế triển lãm, triển khai hệ thống máy quay quan sát 24/7 như một phần trong cơ chế xem triển lãm, khám phá thực hành đa lớp của nghệ thuật ngắm.

Người (được) Ngm do Sàn Art giám tuyển.

Thông tin thêm:
Lê Ph
Sinh năm 1907 (Hà Nội), mất năm 2001 (Paris).
Được biết đến như một bậc thầy hội họa Việt Nam, Lê Phổ bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, khóa đầu tại Hà Nội. Ông được hiệu trưởng của trường, Victor Tardieu, dìu dắt từ năm 1925 đến năm 1930. Năm 1931, Tardieu mời Lê Phổ làm trợ lý của ông trong Triển lãm Thuộc địa, nhờ đó ông có cơ hội theo học tại Trường Mỹ Thuật Paris và đi du lịch rộng rãi ở Pháp và Ý. Sau khi học hỏi kỹ thuật vẽ phương Tây, ông quay về Hà Nội năm 1933. Ba năm tiếp theo, ông làm giáo sư tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, rồi trở về Paris năm 1937, nơi ông sống tới cuối đời. Ban đầu được đào tạo vẽ tranh lụa và sơn mài truyền thống, Lê Phổ dần chuyển sang vẽ sơn dầu trên toan sau khi chuyển sang Pháp. Lấy cảm hứng từ các họa sĩ Ấn tượng cũng như Puvis de Chavannes, Pierre Bonnard và Henri Matisse (những họa sĩ đã ảnh hưởng đến nét vẽ và lựa chọn màu của ông), Lê Phổ liên tục làm việc với chủ đề phương Đông trong sự nghiệp của mình.

Lê Phổ cũng từng là cố vấn nghệ thuật cho Đại sứ quán Việt Nam tại Paris và đoạt giải trong Triển lãm Quốc tế Mỹ thuật Sài Gòn. Triển lãm solo đầu tiên của ông được tổ chức tại Paris vào năm 1938. Ngoài trưng bày thường xuyên tại Pháp, Lê Phổ cũng có triển lãm ở Algiers, Casablanca, Brussels, Caracas, Buenos Aires, Chicago, San Francisco và New York.
Vũ Cao Đàm
Sinh năm 1908 (Hà Nội), mất năm 2000 (Paris).

Năm 1926, Vũ Cao Đàm vào học Trường Mỹ thuật Đông Dương, nơi ông bộc lộ tài năng điêu khắc. Sau khi tốt nghiệp năm 1931, ông nhận học bổng du học tại Pháp. Cùng năm đó ông cũng được Victor Tardieu mời tham gia Triển lãm Thuộc địa ở Paris. Ngoài di sản văn hóa của thành phố, Vũ Cao Đàm cũng được truyền cảm hứng bởi bối cảnh nghệ thuật đương đại phát triển mạnh ở Paris. Năm 1949, Vũ Cao Đàm định cư ở miền nam nước Pháp, nơi ông nhận thấy cũng phù hợp cho thực hành của mình. Trong Thế chiến thứ II, ông bắt đầu tạc tượng bằng đất nung do chất liệu đồng bị hạn chế để phục vụ chiến tranh. Cũng do thiếu thốn nguyên liệu điêu khắc, ông chuyển sang vẽ tranh sơn dầu và chân dung. Năm 1940, chính phủ Pháp mua ba tác phẩm của ông. Năm 1946, ông được dự chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris và được mời làm một bức tượng chân dung Chủ tịch. Sau đó tác phẩm được chuyển về Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Vũ Cao Đàm đã có nhiều triển lãm ở Paris và miền nam nước Pháp. Ông cũng trưng bày tại London (1960) và Brussels (1963), nơi ông được nhà sưu tập và môi giới nghệ thuật người Mỹ Wally Findlay Jr. phát hiện và bắt đầu hợp đồng độc quyền.
Võ Trân Châu
Sinh năm 1986 (Bình Thuận).

Năm 2011, Võ Trân Châu tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Cô quan tâm đến tham gia của cá nhân trong xã hội cũng như những câu chuyện và xung đột cá nhân. Sinh ra trong gia đình có truyền thống thêu, cô hiểu ngôn ngữ của vải vóc và thường chọn chất liệu dệt may trong thực hành của mình. Cô sử dụng các loại vải được tìm thấy và quần áo đã qua sử dụng, cũng như các vật thể phản ánh lịch sử các cá nhân khác nhau để khám phá mối liên hệ của con người với xã hội.
Năm 2015, Võ Trân Châu tham gia lưu trú tại Phòng thí nghiệm Sàn Art. Một số triển lãm đáng chú ý bao gồm: Mappa Mundi tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom, Hà Nội (2017), Neo lại Kỳ lâu, Manzi Art Space, Hà Nội and Salon Saigon, Ho Chi Minh City (2017), Suzhou Documents, Tô Châu, Trung Quốc, (2016), EVA International, Ireland Biennale, Limerick, Ireland (2016).

Dương Ánh

Sinh năm 1935 (La Khê, Hà Đông).

Họa sĩ Dương Ánh, tên thật là Ngô Nguyên Dị, từ thời niên thiếu đã tự học vẽ và bắt đầu công việc vẽ tranh, chế bản in đá các tài liệu tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Sau đó, từ 1961-66, ông được đào tạo chính quy tại Trường Mỹ thuật Việt Nam. Ông là một trong hai họa sĩ đầu tiên về công tác ở Xưởng tranh cổ động Trung ương, đã tham gia tổ chức sáng tác với hơn 30 tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật, Cách mạng, Lịch sử quân sự Việt Nam. Là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1958, ông đã đoạt không ít giải thưởng cao trong các triển lãm tranh cổ động toàn quốc. Hiện ông sống và làm việc tại Hà Nội.

Đào Đức

Sinh năm 1928 (Nam Định).

Họa sĩ Đào Đức đã tốt nghiệp khóa học Mỹ thuật kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc từ năm 1949 do danh họa Tô Ngọc Vân giảng dạy. Ông là họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho bộ phim “Chung Một Dòng Sông” cũng nhiều bộ phim nổi tiếng của Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Những năm 1970, ông công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, tham gia làm phim truyện nhựa Việt Nam và đoạt 4 giải thiết kế mỹ thuật phim truyện nhựa xuất sắc nhất cho "Đến hẹn lại lên” của đạo diễn Trần Vũ, “Mối tình đầu,” “Đất mẹ” và “Đêm hội Long Trì” của đạo diễn Hải Ninh. Và đến năm 1984, ông hợp tác với Liên Xô làm bộ phim “Tọa độ chết,” và với tác phẩm này ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.

Trong lĩnh vực hội họa, tranh của họa sĩ Đào Đức được lưu giữ ở các bảo tàng lớn như Bảo tàng Mỹ thuật ở Ba Lan, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Năm 2006, Gallery39 (Hà Nội) phối hợp cùng gia đình họa sĩ tổ chức triển lãm “Sổ tay của Đào Đức,” trưng bày chọn lọc khoảng 50 ký họa của ông được thực hiện từ năm 1948.

Trn Trung Tín

Sinh năm 1933, mất năm 2008.

Trần Trung Tín là họa sĩ, nhà thơ và diễn viên sinh ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 12 tuổi. Từ năm 1954, ông trở thành diễn viên điện ảnh và viết kịch bản. Ông bắt đầu vẽ tranh tại Hà Nội vào năm 1969 và hoàn toàn tự học. Có ít vật liệu vẽ trong chiến tranh, nghệ sĩ vẽ chủ yếu trên báo và bao gạo. Từ 1969 đến 1975, ông đã vẽ hàng trăm bức tranh sơn dầu trên báo. Năm 1975, Trần Trung Tín chuyển về phía nam đến một ngôi làng ngoài Sài Gòn, nơi ông bắt đầu vẽ trên giấy ảnh cỡ 8 1/2 x 11". Tác phẩm của ông lần đầu tiên được trưng bày ở Việt Nam vào năm 1989.

Từ năm 1989, Trần Trung Tín đã có 12 triển lãm cá nhân trong nước và nhiều quốc gia khác như Singapore, Nhật Bản và Anh. Năm 2002, học giả và nhà nghiên cứu Sherry Buchanan đã xuất bản sách về ông, với tiêu đề Trn Trung Tín: Tranh và thơ từ Vit Nam (NXB Asia Ink). Vào năm 2013 sau khi ông qua đời, triển lãm solo của ông, Bi kch Lc Quan, được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Ly Hoàng Ly

Sinh năm 1975 (Hà Nội).

Ly Hoàng Ly là nghệ sĩ thị giác, nhà thơ và biên tập viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, cô tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Cô nhận học bổng Fulbright năm 2011 và nhận bằng MFA tại Học viện Mỹ Thuật Chicago (SAIC), chuyên ngành Điêu khắc, vào năm 2013. Từ năm 2013 đến 2014, cô thực tập tại Bộ sưu tập sách nghệ sĩ Joan Flasch, SAIC. Ly Hoàng Ly tiếp cận nghệ thuật qua lăng kính đa ngành, liên kết thơ ca, hội họa, video, nghệ thuật trình diễn, sắp đặt và nghệ thuật công cộng. Thực hành của cô đặt câu hỏi về thân phận con người như vấn đề di cư hay tính biến thiên của căn tính.

Ly Hoàng Ly trưng bày rộng rãi trong và ngoài Việt Nam. Một số triển lãm đáng chú ý bao gồm: Máu, Mồ hôi và Nước mt, Saatchi Gallery, London, Anh (2017), Zonas Grises - Grey Zone, Museo de Antioquia, Colombia, (2016-2017), Thay đổi Căn tính, Bảo tàng nghệ thuật đại học Mills, Oakland, Hoa Kỳ (2007). Năm 2017, cô thực hiện triển lãm cá nhân quy mô lớn tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory, Hồ Chí Minh.

Lê Hin Minh

Sinh năm 1979 (Hà Nội).

Lê Hiền Minh theo học khoa sơn mài truyền thống tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trước khi chuyển sang Học viện Nghệ thuật Cincinnati, Hoa Kỳ, chuyên ngành Mỹ thuật. Cô sử dụng giấy dó thủ công làm phương tiện trung tâm của mình để tạo các sắp đặt site-specific quy mô lớn. Bên cạnh giấy dó, các tác phẩm của Hiền Minh sử dụng các hình thức đa dạng, cùng thành tố thiên nhiên như mưa, độ ẩm và ánh sáng mặt trời để tạo hiệu ứng không thể đoán trước. Hiện Lê Hiền Minh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Triển lãm của Lê Hiền Minh bao gồm chim, bọ.. những phương trình tương lai, Mot+++, Hồ Chí Minh, Việt Nam (2017), Đất | Nhà, Đài Bắc, Đài Loan (2017), KỆ: Lịch sử Bây Giờ, Wedeman Gallery, Massachusetts, Mỹ (2017), Dó10, triển lãm cá nhân, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Bố Hạo, triển lãm cá nhân, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội (2012).

Ngô Đình Bo Châu

Sinh ở Đồng Tháp.

Ngô Đình Bảo Châu tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Năm 2014, cô cùng nghệ sĩ Đào Tùng đồng sáng lập Open Room, một dự án hàng năm giới thiệu các tác phẩm mới và nghệ sĩ khách mời đến với cộng đồng nghệ thuật địa phương. Hiện tại, cô đang thực hiện dự án dài hạn mang tên We Are The Living. Bảo Châu hiện đang sống và làm việc tại Hồ Chí Minh.
Là nghệ sĩ lưu trú tại Phòng thí nghiệm Sàn Art năm 2013, cô cũng đã tổ chức nhiều triển lãm với không gian Sàn Art trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, gồm triển lãm Chị tôi - Phần 2, năm 2010, triển lãm cá nhân Tơ Sáng, năm 2013, và Spring Galleria, năm 2014. Cô cũng tham gia triển lãm Bất - Phân - Thân tại Nhà Sàn năm 2015, Open Room II tại Capa Studio vào năm 2016, và Nguchonobay tại Galerie Quỳnh vào năm 2017.

Phm Đình Tiến

Sinh năm 1988 (Lâm Đồng).

Năm 2012, Phạm Đình Tiến tốt nghiệp đại học ngành điêu khắc. Năm 2014, anh tham gia lưu trú sáng tác tại Phòng thí nghiệm Sàn Art. Tác phẩm của anh xoay quanh những hình ảnh cơ thể méo mó của người, những hình dạng mang cảm giác kìm nén, và màu bạc kim loại gợi cảm giác đơn độc. Anh hiện là giảng viên Khoa Điêu khắc tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Đình Tiến đã đoạt giải tại Hồ Chí Minh Biennale dành cho Nghệ sĩ Trẻ. Triển lãm trước đây bao gồm một triển lãm cá nhân do Damian By Mischelle tổ chức, và Đến tận cùng [nào]? tại Sàn Art, TP. Hồ Chí Minh năm 2014.

Nguyn Th Thanh Mai

Sinh năm 1983 (Hà Nội).

Nguyễn Thị Thanh Mai tốt nghiệp Trường Đại học Nghệ thuật Huế năm 2006. Năm 2012, cô nhận bằng Thạc sĩ về Nghệ thuật Thị giác từ Đại học Mahasarakham, Thái Lan. Sử dụng các phương tiện khác nhau, thực hành của cô chủ yếu tập trung vào các câu hỏi về cơ thể nữ, giới tính và các giá trị xã hội được kiến tạo có tác động đến phụ nữ. Các tác phẩm của Thanh Mai thách thức những vấn đề này và đặt câu hỏi về quan hệ quyền lực, nỗi sợ và ham muốn con người thông qua các thử nghiệm với chất liệu và gợi hình về chuyển lệch thân thể. Thanh Mai hiện đang sống và làm việc tại Huế.

Thanh Mai đã tham gia lưu trú sáng tác tại Sa Sa Art Projects, Phnom Penh, Campuchia (2014), HIVE Studio, Cheongju, Hàn Quốc (2013), New Space Arts Foundation, Huế, Việt Nam (2013) và Phòng Thí Nghiệm Sàn Art, Hồ Chí Minh, Việt Nam (2012). Năm 2015, cô lưu trú tại Kunstlerhaus Bethanien ở Berlin, Đức. Triển lãm cá nhân gần đây nhất của Thanh Mai bao gồm: D án bên kia II - Những Vết So, Zagreb, Croatia (2016), Mt Thế gii khác, Kunstlerhaus, Berlin, Đức (2016), Ngày qua Ngày, Sa Sa Bassac, Phnom Penh, Campuchia (2015), và Vết So, Craig Thomas Gallery, Hồ Chí Minh, Việt Nam (2012).
Sàn Art
Sáng lập năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, Sàn Art là một trong những tổ chức nghệ thuật độc lập hàng đầu ở Việt Nam, cam kết hỗ trợ nghệ sĩ và văn hóa địa phương qua các hoạt động đa dạng như tổ chức triển lãm, diễn ngôn phản biện và chương trình giáo dục. Các dự án trước đây của Sàn Art gồm lưu trú sáng tác Phòng Thí Nghiệm Sàn Art (2012-2015) và Nhận Thức Thực Tại (2013-2016), một chuỗi sự kiện và ấn phẩm. Năm 2018, chúng tôi giới thiệu tới công chúng Uncommon Pursuits - chương trình đào tạo giám tuyển ở Đông Nam Á, đồng thời ra mắt phòng trưng bày tập trung vào đối thoại giữa nghệ thuật hiện đại và đương đại, và khởi động chương trình lưu trú sáng tác A. Farm, đồng điều hành với MoT+++ và Nguyen Art Foundation. Mở một chương mới trong lịch sử Sàn Art, chúng tôi hy vọng tiếp tục trải rộng một không gian cộng đồng, nơi thúc đẩy những

cách nhìn tiên phong và thực hành thể nghiệm.
http://san-art.org

Xuân Thủy

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/sap-dien-ra-trien-lam-tranh-nguoi-duoc-ngam-65424