Sắp tới thời đại vũ khí siêu thanh?

Cuộc chạy đua vũ trang đang tăng tốc độ đáng kể và Mỹ không muốn bị bỏ lại phía sau.

Trong 4 tháng qua, Không quân Mỹ đã trao 2 hợp đồng vũ khí siêu thanh trị giá tối đa 1,4 tỷ đô la cho nhà khổng lồ hàng không vũ trụ Lockheed Martin.

Hợp đồng đầu tiên, được công bố vào tháng 4, có giá trị 928 triệu đô la để phát triển một thứ gọi là Vũ khí Tấn công Quy ước Siêu thanh (HCSW). Và giữa tháng 8, Không quân đã tiết lộ một thỏa thuận khác trị giá lên đến 480 triệu đô la, để bắt đầu thiết kế Bệ phóng Vũ khí Phản ứng nhanh không trung (ARRW).

"Chúng tôi sẽ đi rất nhanh và tận dụng công nghệ tốt nhất có sẵn để có được khả năng siêu thanh cho các máy bay chiến đấu càng sớm càng tốt", Tư lệnh Không quân Heather Wilson cho biết trong một tuyên bố vào trung tuần tháng 8 vừa qua.

Những vũ khí siêu thanh có tốc độ nhanh hơn âm thanh ít nhất 5 lần (Mach 5; Mach 1 ở mực nước biển là 1.226 km/giờ). Và chúng được thiết kế để có thể điều khiển được, giúp chúng vượt trội so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các hệ thống vũ khí thông thường bay nhanh khác, vì những vũ khí đó bay theo các đường bay có thể dự đoán được.

"Chúng ta hiện không có hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại vũ khí siêu thanh vì cách chúng bay, nghĩa là chúng có thể được điều khiển và bay ở độ cao mà hệ thống phòng thủ hiện tại của chúng ta không được thiết kế để hoạt động", Richard Speier, nhân viên trợ giúp tuộc Tổ chức phi lợi nhuận RAND Corp., nói với CNBC vào tháng 3. "Toàn bộ hệ thống phòng thủ của chúng ta dựa trên giả định rằng bạn sẽ chặn một vật thể đạn đạo".

Dù cho đến nay người ta vẫn chưa biết nhiều về các loại vũ khí HCSW hoặc ARRW, nhưng các phương tiện siêu thanh thường đạt được tốc độ cực cao bằng cách sử dụng động cơ ramustion đốt siêu âm, hoặc scramjets - nén và đốt cháy không khí ở tốc độ siêu âm. Do đó, các loại vũ khí scramjet cần phải được đưa lên máy bay và khởi động từ các tàu mẹ nhanh - thường là tên lửa hoặc máy bay phản lực.

Không phải chỉ với HCSW và ARRW quân đội Mỹ xâm nhập vào công nghệ siêu âm. Ví dụ, Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) đã triển khai một số chuyến bay thử nghiệm của một nguyên mẫu máy bay ném bom siêu âm không người lái gọi là HTV-2. Một trong những thử nghiệm đó, vào tháng 8-2011, máy bay đã đạt tới Mach 20 trước khi bị mất kiểm soát.

DARPA phối hợp cùng Không quân Mỹ từ năm 2004 đến 2013 với chương trình X-51A trị giá 300 triệu đô la, phát triển và thử nghiệm một chiếc xe tự động scramjet được gọi là Waverider. Công nghệ Waverider vẫn có thể tiến tới vũ khí siêu thanh. Và Quân đội Mỹ cũng đã thử nghiệm Vũ khí Siêu thanh Tiên tiến (AHW) của nó.

Những nỗ lực trên có thể sớm được sắp xếp hợp lý hơn. Vào ngày 28-6, một nhóm gồm các quan chức Lầu Năm Góc và Không quân, Hải quân, Quân đội và Cơ quan Quốc phòng tên lửa đã ký một bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về sự phát triển của "công nghệ trượt siêu âm".

Không chỉ Mỹ mới phát triển vũ khí siêu thanh. Các quan chức Nga cũng tuyên bố quốc gia này sẽ sẵn sàng phóng một vũ khí siêu thanh vào năm 2020. Trong khi đó, Trung Quốc đã thử nghiệm vũ khí siêu thanh, được gọi là Xingkong-2 ("Starry Sky-2") vào đầu tháng này. Cuộc thử nghiệm là một thành công, theo truyền thông Trung Quốc. Starry Sky-2 dường như đã bay ở Mach 5 trong hơn 400 giây và đạt tốc độ tối đa Mach 6.

Hồng Định

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/ho-so-interpol-cstc/sap-toi-thoi-dai-vu-khi-sieu-thanh-511218/