Sáp nhập một số Bộ, tỉnh: Chỉ thêm phức tạp!

Tinh gọn Bộ máy hành chính là điều cần thiết nhưng sát nhập lại là vấn đề rắc rối, phiền toái, không giải quyết được vấn đề gì mới…

Tin nên đọc

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Bệnh viện phải là nơi được miễn nhiệm với tiêu cực!

Sắp trình Quốc hội cơ chế đặc thù cho TP HCM

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Nếu nói như Bộ trưởng Bộ Y tế thì dịch bệnh do thời tiết?

Vụ cháu bé nghi bị hiếp dâm ở TP HCM, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Có sự bao che, khuất tất?

Tinh giảm là điều cần thiết hơn

Đó là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trả lời PV Phapluatplus.vn. Chủ trương hợp nhất một số bộ ngành có nhiệm vụ, chức năng tương đồng cũng như sáp nhập những đơn vị hành chính để tinh gọn bộ máy theo tinh thần của nghị quyết 18 Trung ương 6, đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Trong một lần trả lời báo chí, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, hiện nay có khoảng 6-8 bộ và nhiều tỉnh có thể sáp nhập với nhau.

Ông dẫn chứng hiện nay có một số tỉnh dân số thấp, như Bắc Kạn chỉ hơn 300.000 dân, thậm chí có những tỉnh 700.000 - 800.000 dân có thể tính toán sáp nhập được. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đưa ra; đây là vấn đề lớn, phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng.

Ông Bùi Văn Việt (nguyên Giám đốc Apatit Lào Cai).

Ông Bùi Văn Việt (nguyên Giám đốc Apatit Lào Cai).

Ông Bùi Văn Việt (nguyên Giám đốc Apatit Lào Cai) cho rằng: Việc nhập và tách giữa các Bộ, hay giữa các tỉnh với nhau là câu chuyện không mới.

Thế nhưng, tách hay nhập lại là câu chuyện lớn và phức tạp. Bởi lẽ, liên quan tới nhân sự, địa giới hành chính... Xã hội nào cũng cần những người làm việc vừa tinh vừa chuyên.

Nhưng thực tế, mức lương quá thấp, quản lý lỏng lẻo, thiếu sự giám sát là nguồn cơn và lỗ hổng lớn cho tội phạm tham nhũng phát triển. Câu chuyện về “nhập” trước kia đã dẫn đến đảo lộn nhiều thứ, vì không quản lý được lại phải tách ra... Nay lại nhập…

Với tình hình thực tế, bội chi ngân sách, 30% cán bộ, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Bên cạnh đó, lợi ích nhóm gia tăng, thường chỉ chăm lo đến lợi nhuận riêng, thiếu kiểm soát lẫn nhau. Dẫn đến tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” làm xói mòn niềm tin của người dân vào cơ quan công quyền.

Do đó, vấn đề không chỉ là đưa ra ý kiến nhập hay tách mà là tính hiệu quả. Tinh giảm là điều cần thiết, nhưng tinh giảm như thế nào để không lãng phí, năng suất lao động tăng, công tác quản lý phải đi đôi với hiệu quả chất lượng.

Tôi cho rằng cần tập trung vào ba vấn đề lớn thay vì sát nhập : Thứ nhất, tinh giảm từ hệ thống chính trị, đan xen giữa Đảng và chính quyền.

Thứ hai, tập trung vào 30% số cáo bộ sáng cấp ô đi chiều cắp ô về (con số 30% do ĐBQH từng đửa ra ở những kỳ họp trước).

Thứ ba, giảm bộ máy trung gian. Trước kia chúng ta tách ra, biết bao nhiêu hệ lụy từ việc tách này? Ngoài việc phải tăng thêm một lượng nhân lực lớn, kèm theo chi phí ngân sách tăng, bộ máy công quyền phình to, cồng kềnh. Và cuối cùng chỉ có người dân gánh chịu.

Trình độ năng lực phải được đánh giá trung thực

LS Phạm Than Tuấn.

LS Phạm Thanh Tuấn chỉ ra rằng, tinh giảm là điều cần thiết, nhưng sát nhập là vấn đề phức tạp không đơn giản. Vì liên quan tới nhân sự, địa giới hành chính, thẩm quyền lãnh đạo…. đặc biệt trong hệ thống tư pháp của một đơn vị hành chính tỉnh.

Việc sát nhập các tỉnh với nhau, thì đây là cơ hội tốt để thanh lọc, lựa chọn những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao để làm việc. Thế nhưng, liệu việc đánh giá năng lực, trình độ có được trung thực và minh bạch?

Cần phải quy định rõ, trách nhiệm đi đôi với quyền lợi, có như vậy sẽ thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Chỉ thêm rắc rối, phức tạp

Theo tôi việc sát nhập 6 Bộ với nhau là không nên, vì không giải quyết được việc gì mà còn làm xáo trộn, rắc rối thêm. Trong khi người ta đang làm việc quen rồi nay sát nhập người mới người cũ…

Vụ, Viện, Cục rối bời lên, rất lãng phí, vì việc sát nhập không nhằm mục đích cụ thể, do đó không nên sát nhập.

Ly Ly

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/sap-nhap-mot-so-bo-tinh-chi-them-phuc-tap-d56657.html