Sao Hỏa từng có một đại dương lớn, nước rất nông, hệ quả từ hoạt động phun trào núi lửa khủng khiếp

Sao Hỏa ngày nay khắc nghiệt với những cơ bão bụi khủng khiếp, mặt đất toàn sắt oxit. Thế nhưng vài triệu năm về trước, bề mặt sao hỏa lại là một lớp nước sấp sấp, bạn có thể lội đi dễ dàng chỉ với đôi ủng. Dựa trên một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Journal of Gephysical Research: Planets, toàn bộ bề mặt của hành tinh đỏ có thể đã được bao phủ bởi một đại dương lớn, duy nhất cách đây 3 tỉ năm và nước rất nông, chỉ sâu khoảng 20 cm. Tuy nhiên, thế giới toàn nước trên sao Hỏa chỉ là hệ quả của một hiện tượng lớn hơn nhiều.

Sao Hỏa mất toàn bộ đại dương từ cách đây khoảng 4 tỉ năm theo nhận định của tổ chức nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán Cầu (ESO).

Bắt đầu từ 3,5 tỉ năm về trước và diễn ra liên tục đến 500 triệu năm sau đó, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ có thể đã thay đổi mọi khía cạnh về địa quyền của sao Hỏa. Lãnh đạo kiêm tác giả nghiêm cứu, nhà khoa học Lujendra Ojha đến từ đại học Johns Hopkins, bang Maryland cho biết: "Những vụ phun trào này đã đánh dấu mốc then chốt trong sự hình thành khí quyển, bề mặt và lõi của sao Hỏa.

Để tìm kiếm bằng chứng về hoạt động núi lửa trên sao Hỏa trong quá khứ, Ojha cùng trợ lý Kevin Lewis đã xem xét khu vực bí ẩn nhất trên hành tinh đỏ - Medusae Fossae Formation (MFF) nơi có nhiều ngọn đồi bị gió bào mòn và những đụn cát trải dài. Ojha nói: "Đây là một khu vực trầm tích khổng lồ, không chỉ trên quy mô sao Hỏa mà còn là cả hệ Mặt Trời."

Khu vực kỳ lạ này trải dài dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa trong trên một diện tích hơn 5 triệu km vuông, gần 1/5 diện tích nước Mỹ, tương phản hoàn toàn so với bề mặt phẳng gần đó. Các nhà nghiên cứu cho biết lớp đá ở đây cũng mềm hơn đáng kể so với vỏ sao Hỏa và bị xói mòn thành các hình dạng kỳ lạ qua thời gian.

Đối với những người theo thuyết âm mưu, họ tin rằng một chiếc UFO khổng lồ đã rơi trên bề mặt hành tinh đỏ (hình trên) nhưng xin chia buồn, hình ảnh mà bạn thấy chỉ là hệ quả của hoạt động phun trào núi lửa cổ đại. Các nhà khoa học đưa ra giải thích đơn giản hơn về kiểu địa hình này, có thể là những cúc đá biết đi có thể là do lớp băng bên ngoài hay lớp đất xốp này có thể là những gì còn lại sau một vụ phun trào.

Ojha và Lewis đã so sánh dữ liệu radar và trọng lực được ghi lại từ nhiều sứ mạng sao Hỏa trước đây và kết hợp những phép đo, họ phát hiện ra rằng khu vực MFF có mật độ vật chất thấp hơn so với phần còn lại của vỏ sao Hỏa, tỉ lệ vào khoảng 2/3. Theo Ojha, điều này củng cố cho giả thuyết tại đây có băng bởi băng có mật độ thấp hơn nhiều so với đá.

Tuy nhiên, mật độ vật chất tại Medusae Fossae lại gần giống với một loại đá trên Trái Đất có tên ignimbrite - được hình thành khi các loại khí thoát ra từ núi lửa lạnh đi trở thành dạng rắn. Những viên đá xốp và ít đặc hơn so với lớp vỏ cứng y hệt như những viên đá tại Medusae Fossae. Đối với các nhà khoa học tại Johns Hopkins thì đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Medusae Fossae là một sản phẩm của hoạt động phun trào núi lửa.

Phải chăng đây là hoạt động phun trào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?

Núi lửa khổng lồ đã tắt có tên Arsia Mons nằm tại cao nguyên Tharsis trên sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Medusae Fossae đã từng bao phủ một khu vực rộng đến 5 triệu km vuông và dĩ nhiên một ngọn núi lửa phun trào không thể tạo ra một lớp trầm tích lớn đến vậy chỉ sau một đêm. Khu vực này được hình thành có thể do các núi lửa trên sao Hỏa đã trải qua một đợt phun trào cực lớn, khả năng là lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thêm vào đó, nham thạch từ núi lửa cứ thế tràn ra liên tục hàng trăm lần liên tục trong suốt 500 triệu năm từ đó tạo ra một lớp trầm tích cỡ lớn như Medusae Fossae.

NASA cũng nhận định tương tự rằng sao Hỏa từng có một đại dương cổ đại chiếm phần lớn bề mặt.

"Sự tồn tại của một lớp trầm tích núi lửa với quy mô lớn như vậy trên sao Hỏa có ý nghĩa quan trọng tác động đến sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử núi lửa của hành tinh đỏ, vật chất bên trong và vật chất dễ bay hơi của nó," các nhà nghiên cứu cho biết.

Nếu hoạt động phun trào này thật sự xảy ra trong quá khứ, nó có thể đã thay đổi toàn bộ hành tinh đỏ theo nhiều cách khác nhau. Ojha nói rằng các loại khí nhà kính từ núi lửa đã được giải phóng vào khí quyền, khí hậu của sao Hỏa ấm lên nghiêm trọng và thành phần của đất và lớp vỏ sao Hỏa thay đổi, rất nhiều nước chảy trên bề mặt hành tinh và sau thời gian này, sao Hỏa có thể đã có một đại dương nông chiếm phần lớn diện tích.

Theo: Live Science

Nguồn Tinh Tế: https://tinhte.vn/threads/sao-hoa-tung-co-mot-dai-duong-lon-nuoc-rat-nong-he-qua-tu-hoat-dong-phun-trao-nui-lua-khung-khiep.2809772/