Sáng thu nay, đọc thơ tình: Phận người - Câu thơ nặng lòng trắc ẩn, giàu nhân ái (Thơ Lê Mạnh Bỉnh)

Trong tay tôi tập thơ mỏng chưa đầy trăm trang 'PHẬN NGƯỜI ' của Nhà báo về hưu Lê Mạnh Bỉnh . Nhà Xuất bản Hội Nhà văn vừa in xong Tháng 7 . Tập thơ xinh xắn , không đề tựa ; bìa không ảnh , hai màu hồng nhạt trang nhã, thấp thoáng sau đôi mắt lá , vầng trăng lạnh …

Bặt tin anh có dễ hơn một năm trời , từ cái ngày tôi nằm viện , anh thăm tôi , đưa tôi tờ Báo Văn Nghệ có in mấy bài thơ của anh . Nghĩ rằng chỉ là “ Mua vui cũng được một vài trống canh “ , thì ra anh đi với Nàng Thơ lâu rồi …

Ngẫm nghĩ mãi về “ PHẬN NGƯỜI “ . Tôi tự hỏi sao không số phận con người ; mà thân phận con người ? Số phận do GIỜI còn thân phận do NGƯỜI ? Chắc thơ anh đau đáu trắc ẩn về phận người ?

&Xin mượn Cụ Nguyễn Du câu Kiều ; Phũ phàng chi mấy Hóa Công Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha

Đọc anh , cảm nghĩ của tôi đúng vậy . Lê Mạnh Bỉnh nặng lòng trắc ẩn về phận người . Thơ anh thấm đậm nỗi buồn về thân phận những người đàn bà bất hạnh . Mỗi người mỗi cảnh , mỗi phận nhưng nỗi đời đều quặn đau …! Cảnh đời khác nhau ,cung bậc khác nhau … đằng cay , xót xa , tê dại và … chết lặng …

“ Đau đớn thay phận đàn bà “ ! ( Nguyễn Du ).Ngay trang đầu tập thơ ta đã gặp “ Những góa phụ sớm “ . Thật xót xa ! Những người đàn bà Quá nửa đời nuôi conSống Bằng những kỷ niệm …Vời vợi … nuối tiếc thời vàng son :Đâu dáng xưa Mỗi bước đi Đung đưa Suối tóc dày sóng sánh ,Đôi mắt biếc Ngợp nắng …

Người đàn bà ấy như có cánh bay lên , thế rồi chết lặng :

Chợt khi bừng tỉnh Trong canh khuya mơ màng Đằng đẵng đêm trường …

Tôi lại gặp trong thơ anh , một người đàn bà khác ; đắng cay phận mình :

Mấy chục năm Em vẫn sống Nuôi con Một mình …Em còn thương Người chồng Không dứt nổi …

Bởi người đàn bà ấy vớ phải ông chồng cờ bạc , bê tha . Bỏ thương vương tội nên cứ phải đeo mang cái “Nợ đời “ !

Thương quá , một “ Phận người “ đa đoan - tên một bài thơ mà cũng là đầu đề tập thơ:

30 tuổi Khóc con 40 tuổiKhóc chồng …50 tuổi Khấn thầm Hãy phù hộ Nếu em sắp lấy chồng …

Kiếp người vô thường , thời gian vô tình trôi ,người đàn bà ấy tự vực mình dạy , gieo trồng mùa gặt mới :

Những xót đau Chìm nổi qua bể dâu Để Phận người Lại gieoTrồng Những mùa xanh …

Còn nữa , biết bao phận người éo le , tội nghiệp trong thơ anh , như “ Một mình “ ,” Nỗi đau nào mãi “ … những bài thơ , câu thơ đọng lại LÒNG NHÂN ÁI của tác giả - thôi cứ gọi là nhà thơ đi ; để lại trong tôi- bạn đọc yêu thơ , một nỗi buồn .

Nếu như trong chương I - “ Phận người “ , Lê Mạnh Bỉnh nặng lòng trắc ẩn trước thân phận những người đàn bà bất hạnh ; thì ở Chương II – “ Thoảng một mùi hương “ và Chương III “ Sống “ là những bài thơ đa cảm đa sầu trước những số phận và cung bậc của tình yêu cùng triết lý về cuộc đời .

Lê Mạnh Bỉnh đa cảm trước “ Màu áo đỏ “- Màu áo đỏ đủ ấm cả mây trôi … Và , “ Người đẹp khiêm nhường “ hiện ra Gần hay xa Vẫn long lanh Không cần khoảng trời Vẫn lộng lẫy ….

Và ; đa sầu với tình yêu không nói trong không gian thiền , chiều buông bên biển vắng Thiên Cầm : “ Duyên và phận “

Đôi mắt em sao sóng sánh Anh có yêu em không ?Tiếng sóng hay tiếng em Lặng yên …

Lê Mạnh Bỉnh “ mát tay “ trong mảng thơ tình yêu với những cung bậc khác nhau say nồng , khổ đau , khắc khoải vô vọng …

Thoảng một mùi hương say nồng Còn phập phồng hơi ấm Anh có thở dài không ?Hương xưa đâu đây ….

Sao không là” say đắm “ mà là “say nồng “ ? Nồng ấm hơi thở . Một bài thơ khác , “ Nhỡ đò “ tôi lại gặp từ “nồng “

Khi ta còn học tìm cách sống Người đã là ngọn lửa nồng Khi ta còn bên ngã tư đường Một mình người đã thành mái ấm

Sao không là “lửa hồng “ mà là” lửa nồng” ? “Say nồng” trong” hơi ấm “….” Lửa nồng “ trong “ mái ấm” … Đọc đọc kỹ mấy câu này ; rất tinh tế trong ngôn ngữ biểu đạt một cung bậc của tình yêu ! Tôi đọc đi đọc lại hai bài thơ “ Cất cánh “ và “ Ghé bến đời “ .

Tôi thương em biết mấy , em yêu Tiễn biệt nhau lúc nắng trở chiều Đường trắng bụi mờ dài hun hút Một bóng người đứng lặng nhìn theo …

Một cung bậc khác của tình yêu bắt gặp , cuộc chia ly buồn vời vợi …Chàng khuyên nàng :

Thôi đừng buồn gặp nhau chẳng lâuCuộc đời em như một chuyến tàu Cất cánh lên rồi , hãy vỗ Tới miền mơ ước xa xôi Tôi đã thấy áo em trong gió Như cánh buồm chứa nắng ngoài khơi …“ Ghé bến đời “ :…Những người cùng ta ghé bến đời Đã sống , đã yêu , đã rong chơi Chẳng thể mang buồn vui cay đắng Vào hành trang sau phía chân trời

Trần thế là cõi tạm . Bể dâu sinh –diệt ,thật- giả khôn lường . Đời như chuyến tàu , bến đợi ; đến rồi đi . Con người cần tuệ giác biến đổi hoàn cảnh để không gục ngã trước số phận. Buồn vui , cay đắng chẳng thể theo ta khi về “ sau phía chân trời “ . Hãy yêu đời , hãy rong chơi và cất cánh tới miền mơ ước xa xôi …!

Lê Mạnh Bỉnh triết lý trong “ Sống (1) “ , “ Sống (2) “ :

Sống Là để lại Những –gi không-anh …Sống Là những chuỗi ngày Ngắn và dài Niềm vui nhanh qua ,Nỗi đau lặng thầm Đến những ngày sau ….

Anh khép lại trang thơ “ PHẬN NGƯỜI “ bằng những câu thơ “ Tôi , em và mẹ “ nặng trĩu tâm tư . Ôi, chia ly sao mà buồn vậy ! Em cố nén nỗi đau gượng cười duyên chào Mẹ ngồi kia , buồn đau vì :

Việc hai ta chẳng đi cùng Vẫn đến …Chiều thu sáng thế Nhìn em cười Khuôn mặt rạng tươiĐau nhói Nghẹn lời Đến tận bây giờ …

Thú thực , tôi cám cảnh , từng giot từng giọt buồn đau giót vào lòng tôi . Thế rồi :

Mẹ mất đã lâu Em cũng không còn nữa …Tôi là kẻ Như người có lỗiNhớ em, nhớ mẹ Đâu có đượcNhư em , như mẹBuồn đau vì người Xót thương vì người Chênh vênh quá Đời ! &Anh nói với tôi tập thơ “ Phận người “ chuẩn bị xong từ một năm trước đây nhưng cho tới tháng 7 vừa rồi mới đưa in . Là đồng nghiệp cùng làm việc với nhau lâu năm , tôi hiểu anh … một người cầu kỳ , kỹ tính .

Ai đó ví người làm thơ và người viết truyện như bà nội trợ , số tiền chợ mang theo bằng nhau : người mua rau , người mua hoa . Nhà văn , nhà thơ ; cả hai đều mang nặng đẻ đau đứa con tinh thần của mình . Nhà văn ra cuốn tiểu thuyết , nhà thơ ra bài thơ . Đọc những bài thơ trong “PHẬN NGƯƠI “ của Lê Mạnh Bỉnh tôi có cảm giác mỗi bài thơ anh như một chuyện tình của những trang tiểu thuyết chắt lọc thành thơ . Ý thơ , tứ thơ không vần mà âm điệu , nhịp điệu ; từng bước từng bước dìu tôi theo cung bậc cảm xúc .

Tuổi già , mắt kém tôi chưa đọc hết , đọc kỹ từng bài thơ của anh . Vả lại , theo tôi thưởng thức thơ không thể như ăn gỏi cá - “ ăn sống nuốt tươi “ – mà phải “ trà dư tửu hậu “ mới đã !

Cảm ơn Lê Mạnh Bỉnh , trong tôi vẫn ngày nào bóng dáng một ” chàng trai phố cổ “ đất kinh kỳ ; hào hoa , đa cảm … !

Nguyễn Văn Trường

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/sang-thu-nay-doc-tho-tinh-phan-nguoi--cau-tho-nang-long-trac-an-giau-nhan-ai-tho-le-manh-binh-78767