Sáng tác và dịch thuật của Á Nam Trần Tuấn Khải trên văn hóa Nguyệt san

Á Nam Trần Tuần Khải (1895-1983), quê là Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, Nam Định (nay là xã Mỹ Hà, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), có các bút danh Á Nam, Lâm Tuyên Khách, Giang Hồ Khách, Tiêu Hoa Nhân, Lôi Hoàng Cư Sĩ, Đông A Thị... Theo nếp nhà, ông học chữ nho từ lúc 4 tuổi, năm 18 tuổi dự định thi hương, nhưng lại thôi. Năm 19 tuổi (1914) ông sáng tác thi phẩm Tiễn chân anh Khóa xuống tàu, sau đó là Gánh nước đêm.

Đầu những năm 20, Trần Tuấn Khải ra Hà Nội viết báo. Ông cộng tác với các tờ: khai hóa, Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, Hữu thanê, Tiếng dân... và một số báo ở Sài Gòn. Tác phẩm của ông có: Duyên nợ 'phù sinh (Kim sinh Iụy) - Thơ văn, Quyển I: 1920, Quyền II: 1923: Gương bề dâu (truyện lịch sử);... dịch, nhà in Thanh niên, 1926; Hồn hoa (tiễu thuyét của Từ Trầm Á),

dịch, 1926; Tam tự kinh diễn giải - Đông Kinh ấn quán, 1926; Mạnh tử J (dịch); Bút quan

hoài J và JJ - Thơ văn,1927; Hồn tự lập J và JJ (truyện viết về Găng-đi và 3 nữ anh hùng

cách mạng Nga), 1927; Ngụ ngôn tập đọc (sách tập hợp một sô câu chuyện Việt Nam đề

giáo dục trẻ em), Kim Giang xuất bản 1928: Với sơn hà, 1937; Chơi xuân Nhâm thân (truyện viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái). Nam ký xuất bản, 1932; 7hiên Thai lão hiệp - tiểu thuyết kiếm hiệp; Đồng Chu liệt quốc (dịch), Hồng lâu mộng (dịch), Hồng Tú Toàn

_(dịch)...

Sau cách mạng Thang Tám, ông dạy học ở các trường trung học Chu Văn An nữ học Trưng Vương, trường Nguyễn Trãi và một số trường tư thục, xuất bản Với sơn hà JI (1948). Tuy nhiên, tác phẩm của ông ít được chú ý như giai đoạn trước. Một thời gian sau, Trần Tuấn Khải chuyển vào Sài Gòn sống vơícon. Ong xuất bản tờ Văn học tạp chí, nhưng chỉ được 2 số phải đình bản vì không có kinh phí xuất bản.

Từ 1960, Trần Tuấn Khải làm chuyên viên Hán học tại Nha Văn hóa, rồi ban dịch thuật Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Năm 1965, ông ký tên kiến nghị vận động hòa bình. Điều này khiến ông gặp nhiều bất lợi trong công việc về sau. Năm 1966, ông được

mời làm chủ tịch danh dự Phong trào Bảo vệ Văn hóa Dân tộc do Mặt trận Giải phóng tổ

chức. Sau năm 1975, ông được mời làm cố vấn cho Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải mất ngày 7 tháng 3 năm 1983, thọ 89 tuổi.

Với gần 70 năm cầm bút, thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải đã có một sự nghiệp văn học phong phúvới các tác phảm thuộc nhiều thể loại từthơ ca, tiều thuyết, kịch bản tuồng chèo đến khảo cứu, dịch thuật. Ông đã có một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học dân tộc, đặc biệt là giai đoạn giao thời, với nhiều tác phẩm đặc sắc được phố biến rộng rãi trong quần chúng. Nhìn lại hành trình văn học của Trần Tuấn Khải, chúng ta thấy có một sự chuyên nhất trong quan niệm, tác phong về nghề viết, bất luận sự thay đổi của thời gian, thời thế, tuổi tác và sức khỏe. Sự bền bí và chuyên nhất ấy. thể hiện rõ trong thời gian ông sốngvà sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam, đặc biệt gắn với tờ Văn hóa nguyệt san. Khảo sát hoạt động văn học của Á Nam Trần Tuấn Khải trên Văn hóa nguyệt san sẽ cho thẫy đầy đủ hơn, sống động hơn sự nghiệp văn chương cùng những đóng góp của ông cholịch sử văn học, văn hóa Việt Nam hiện đại.

Những con số từ Văn hóa nguyệt san

Văn hóa nguyệt san thuộc Cơ quan truyền bá Giáo dục, Khoa học và Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản tại Sài Gòn, số 1 ra tháng 2 năm 1955. Nguyệt san này có các chuyên mục: Luận thuyết, Văn chương, Khảo cứu, Khoa học, Mỹthuật, Văn hóa các nước, Phê bình thơìsự, Tĩn tức văn hóa. Tôn chỉ, mục đích của Văn hóa nguyệt san, thể hiện nơi lời nói đầu, số 1:

“(...) góp phan trong muôn một, vào việc xây dựng một nền văn hóa mới, hoàn toàn Việt Nam(...) cô dung hòa nền nep cũ với tư tưởng mới, đề chọn lọc những cái tốt đẹp ở bắt cứ một nguồn gôc nào (...) Về nội dung cũng nhưvề thểtài, tập Văn hóa nguyệt san áp dụng ba nguyên tắc: đại chúng hóa, dân tộc hóa và khoa học hóa, mà nền văn học nước nhà đa nêu ra gân đay

Nhưvậy, với phuơng châm xây dựng văn hóa mới trên nền tảng dung hoa nền nếp cũ” và “tư tưởng mới” “chọn lọc những cái tốt đẹp ở bất cứ một nguôn nào”, Văn hóa nơuyet san là diễn đàn phu hơp Với sở năng của Á Nam Trần Tuan Khải. Ông đa cộng tác với Văn hóa nguyệt san ngay từ những sô đau Thống kê từ số 2 (tháng 5 năm 1955) đến số 79 (tháng 3 năm 1963), trong khoảng gần chín năm, chúng tôi nhận thấy ông đã công bố tong cộng 53 đơn vị mục bài, bao gôm khảo cứu, dịch thuật và sáng tác thơ, kịch bản sân khấu.

Về khảo cứu, có các tiểu luận: Sáu /uzơi năm cách mạng tại Trung Hoa, VIet về lịch sử Quốc dân đảng Trung Quốc (công bố trong 10 số, từsố 2, tháng 5-1955 đến số 19, tháng 2+3-1957); Khôổng Tử dưới con mắt các nhà tân học Trung Quốc (số 21, tháng 5-1957). Bài Sóu mươi năm cách mạng tại Trung Hoa đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng, giúp độc giả hiểu sâu nhiều khía cạnh liên quan đến lịch sử hình thành, quá trình hoạt động của Quốc đân đảng Trung Quốc.

Về dịch thuật, có các loại như: dịch thơ và dịch tri thức văn hóa Trung Quốc, dịch cổ văn Việt Nam. Dịch thơ vàdịch trị thức văn hóa Trung Quốc có: 7ÿánh nghề chiết tự (dịch thuật, số 2, tháng 5-1955); Cái thú học vốn (dịch tác phẩm Lương Khải Siêu, số 24, tháng 9-1957); 3Zồn thánh đậu (dịch, số 6, tháng 9-1955, tr.700-703); 7“c phủ (dịch, chú

giải thơ Đỗ Phủ, số 42, tháng 7-1959): 7iêu dao du (lược dịch trước tác của Trang Tử, số 45, tháng 10-1959).

Dịch cổ văn Việt Nam có: Việt Nam thông khảo tổng luận (Tông luận các triều đại trong sử Việt, dịch từ nguyên tác của Lê Tung, sô 48, tháng 1+2-1960 và số 49, tháng 3+4- 1960); 7⁄zuật hoài (Sao lục và phiên dịch, chú thích, nguyên tác của Nguyen Thượng Hiền,

2

số 51, thang 6-1960); Úc Trai tướng công di tập: Duư địa chí (sưu dịch cổ văn, số 59, tháng 3+4-1961; số 60, tháng 5--1961; sô 61, tháng 6-1961; số 62, tháng 7-1961; số 63, tháng 8-

1961; số 65, tháng 10-1961; số 66, tháng 11-1961).

Sáng tác thơ có các bài: K7z;tỉnh giác, Khuyên bạn, Đi thuyền be (so 3, tháng 6- 1955); Nhàn bút, Ngấu cảm (số 31, tháng 6-1958): Cung bạn văn học (số 42, tháng 7- 1959); Đề bồn bức tranh (Cây thông, Chim đậu định núi, Mai nở dưới trăng, Rặng liễu) (số 42, "tháng 7- 1959); 7u (số 43, tháng 8- 1959); Bứcthuư đêm (số 43, tháng 8- 1959) Ta nhớ(số 44, tháng 9-1959); Qua canh Hue (số 45, tháng 10-1959): Đến sông đêm ngôi cẩu (số 52, tháng 8- 1960) Cảm đề (Đọc quyền Đat Việt trời Nam của Thái Văn Kiểm) (số 52, tháng 8-1960); 7ïVuyên gặp sóng (hát nói, số 57, tháng 12-1960); Đề Cái nón, Cái gương (số 59, tháng 3+4-1961); Mhàn bút (số 59, tháng 3+4- 1961); Gặp bạn cũ (số 63, tháng 8- 1961); Họa vận (họa bài Ngâm chơi của Trương Anh Mẫn, cử nhân Hán học, Lãnh sự quán Hong Kông, số 64, tháng 9-1961); Họa vận (họa bài Hỏichị Hôằ̀ng của Trương. Anh Mẫn) (số 65, tháng 10-1961); Xuân hy vọng (số 67, tháng 12- 1961); Gửi bạn Huế(số 68, tháng

1+2-1962); Vĩnh bà Bùi Khuê (số 69, tháng 3-+4- 1962): Ở nhà que (so 70, tháng 5-1962); Cùng bạn chơi núi Sài Sơn (số71, tháng 6- 1962); 77huyen đánh cá(số 72, tháng 7+8-1962): Nhơái (số 76, tháng 12-1962); Thát thập tự trào (số 78, tháng 2-1963); Đêm không ngủ (số 79, tháng 3-1963).

Sáng tác kịch bản sân khau Trung hiếu lưỡng toàn (Sụ tích Đức Thánh Trần, vở hát chèo) (số 56, tháng 11-1960 và số 57, tháng 12-1960).

Máy nhận xét bước đầu .

Nhìn vào những bài đã công bố trên Văn hóa nguyệt san, chúng ta nhận thấy ông đã phát huy tốt sở trường cô học của mình thể hiện qua các bài giới thiệu về tư tưởng của Trang Tử, Khổng Tử, Đỗ Phủ cho đến nhà cách mạng Lương Khải Siêu, cách mạng Trung Hoa thời hiện đại. Trong nhữnggiới thiệu này, có một điểm đáng chú y là ông luôn ý thức quy chiếu chúng vào những vân đề của hiện tại, tức gạn lọc những giá trị cho cuộc song, văn hóa thời ông sống. Trần Tuấn Khải cung đã có công trong việc giới thiệu danh tác cô văn Việt Nam qua các bản dịch và chú giải hết sức công phu như: Việt Nam thông khảo tổng luận, Thuật hoài, Ức TìYqi tướng công di tập: Dư địa chí. Cho đến nay, đây vẫn là những bản địch quan trọng mỗi khi nhắc đến những danh tác ấy.

Á Nam Trần Tuấn Khải trước sau vẫn được nhắc nhiều với tư cách là một nhà thơ. Người ta yêu nhớ ông trước hết là một nhà thơ với những gì hồn hậu, gần gũi của cuộc sông hôm qua, hôm nay. Đó là tình cảm cha con, vợ chồng, anh em bầu bạn, rộng ra là thứ tình với non sông tổ quốc, dù kín đáo; đólà nếp sống, đạo đức, nhờ nó mà chúng ta vượt qua giông bão ở đời, tin vào sự trường tồn của dân tộc. Vậy nên, trải qua bao biến thiên của lịch sử, những vần thơ ấy vẫn còn mang trong mình những giá trị quý báu, ít ra là nơi phương diện tư tưởng.

Nói riêng về sáng tác trên Văn hóa nguyệt san, Á Nam vẫn giữ giọng điệu von có từ lúc ông xuất hiện trên văn đàn. Sự chuyên nhất này có thể nhờ sự xác tín của ông vỀ vai trò của văn chương đối với cuộc đời: “Đời không duyên nợ thà không sống/ Văn có non

sông mới có hồn” (Với sơn hà ]). Cuộc đời cần duyên nợ. Kim sinh lụy. Con người sinh ra đã có duyên nợ, có găn kết cuộc đời. Do vậy, ta không chỉ sống cho ta mà còn có nghĩa vụ với nhân quần, xã hội. Đó là phương diện tư tương Với hình thức thơ, ông chủ yếu vẫn dùng Đường luật, lục bát, các điệu hát xẩm, hát nói... Lời thơ của Ôông mộc mạc, dung dị như ca dao dân ca, gần tiếng nói và ý tình đại chúng. Nhờ thế mà thơ ông có sứclan tóa trong đại chúng, đặc biệt là lớp độc giả lớn tuổi đã cảm nghiễm những bão táp cuộc đời. Cũng không quá khi cho rằng Á Nam Trần Tuấn Khải là thi sĩ của đại chúng. Trên Văn hóa nguyệt san, người ta cũng bắt gặp một số bài thơ đã xuất hiện từ thời “Với sơn hà”, “Bút quan bòa?” vang bóng một thời. Xin dẫn mấy bài thơ của ông trên Văn hóa nguyệt san đề chứng nghiệm điều đã nói:

Thất thập tự trào

Mỗi năm một tuổi đuổi xuân đi,

Ngắm trước trông sau thấy những gì?

Bảy chục qua rồi ừ thế thế,

Ba mươi tới nữa sẽ chị chi? Đã đành cân lực già thêm yếu,

Nhưng được tỉnh thần vững chửa suy.

`Hãy sống màcoi thiên hạ đó,

Đừng cười lão Đỗ thích ngâm thịi...

Xuân Quý mão (1963)

Cùng bạn chơi núi Sài Sơn

Rủ nhau lên núi Sài Sơn!

'Ai làm đá ướt đường trơn hối mình?

Hỏi non, non những làm thinh, Phải rằng non đã vô tình vơíai ? Nước non ví chắng chiều đời,

Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung. Yêu nhau ta dắt nhau cùng,

Non bao nhiêu đá, nặng lòng bấy nhiêu.

Gửi bạn Huê

Trời xa tâc dạ vân gân

Nước non nòi giống tinh thần vẫn chung.

Đêm thanh lòng lại hẹn lòng:

Tình giao kết, chí tang bồng sao đây? Ví chăng, chấp cánh cao bay,

.Sông Hương núi Ngự có ngày trùng lai. Tiện đây xin nhăn đôi lời.

Gặp bạn cũ

Bước trần xuôi ngược đã baolâu?

_Lần lữa ai cầm lại gặp nhau.

Nhìn mặt bâng khuâng tình cố cựu. Cầmtay than fflở chuyện xưa sau, Đầu xanh còn nhớ khi buông tóc, Mặt đỏ ai ngờ đã nhuốm râu.

Thế sự ngậm ngùi thôi chớ nghĩ,

Gặp nhau ta tạm cất cơn sầu.

Nhàn bút

Vất vả mơílàm trôi việc lớn;

Giầu sang chưa chắc hắn người khôn;. Đời không duyên nợ thà không sống,

Văn có non sông mới có hồn.

' (Với sơn hà )

Đề cái nón

Ở đời tròn cạnh dễ ai hay, Xoay đủ trăm vành mới có đây. Mưa nắng đi về bao sá quản,

Cho đdân trông đội đức cao dầy.

Cái gương

Nước đời xấu đẹp đã từng quen, Khuôn xếp vuông tròn phó tự nhiên. Một mảnh lòng trong chưa chút gợn, Mặc người đồi trắng với thay đen.

*
Thi sĩ Á Nam Tran Tuấn Khải có một sự nghiệp sáng tác phong phú. Ngoài những tác phẩm đã được xuat bản, tái bản vẫn còn những tác phẩm ở dạng đăng báo. Cho đến nay, một số tác phẩm ấy vẫn chưa được tập hợp đầy đủ. _Nhìn riêng những con số trên Văn hóa nguyệt san, quả thật cho chúng ta nhiều ấn tượng về một sức viết dồi dào, phong cách khoáng đạtvà ưu thời mẫn thé. Trong sựnở rộ của nhiều trường phái, cách tân của văn học ở đô thị 1men Nam, Trần Tuấn Khải vẫn có một chỗ đứng rất trang trọng của tâm thế người neo giữ truyền thong văn hóa dân tộc. Có the thấy, cần thiết tiền hành sưu tập một cách đầy đủ, có hệ thong các bài vở trên các báo xuất bản ở trong Nam ngoài Bắc mà ông có bài cộng tác. Từ đó tiến hành lựa chọn, chú giải tường tận và công bố chúng trong một bộ tuyển tập, toàn tập thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải. Điều đó thật sự hết sức cần thiết trong thời đại của chúng ta.

P.M.H. SG., 7-2018

-----------------

(*)TS., Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Phan Mạnh Hùng(*)

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/sang-tac-va-dich-thuat-cua-a-nam-tran-tuan-khai-tre-van-hoa-nguyet-san-63125