Sản xuất tiêm kích tàng hình thế hệ 6 có quá sức với Nhật Bản?

Chương trình phòng thủ trung hạn của Nhật Bản đã được công bố vào năm 2019, trong đó Tokyo đã quyết định phát triển máy bay tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không thế hệ 6 Mitsubishi F-3, do Nhật Bản tự thiết kế; thay vì mua máy bay tàng hình của nước ngoài.

Dự kiến máy bay tàng hình F-3 sản xuất trong nước, sẽ bổ sung cho các phi đội máy bay F-35 đã mua của Mỹ, hiện đang đưa vào trang bị với số lượng ngày càng tăng lên trong Không quân Nhật Bản. Ảnh: Nhật Bản muốn trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-3, trong bối cảnh Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân sự - Nguồn: Military-today.

Dự kiến máy bay tàng hình F-3 sản xuất trong nước, sẽ bổ sung cho các phi đội máy bay F-35 đã mua của Mỹ, hiện đang đưa vào trang bị với số lượng ngày càng tăng lên trong Không quân Nhật Bản. Ảnh: Nhật Bản muốn trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-3, trong bối cảnh Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân sự - Nguồn: Military-today.

Theo báo cáo, yêu cầu về tính năng của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3 của Nhật Bản sẽ được công bố và sử dụng ngân sách năm 2020, chính thức khởi động phát triển vào năm 2021 và hướng tới mục tiêu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2030. Ảnh: Đồ họa máy bay tàng hình F-3 - Nguồn: Military-today.

Sau khi hoàn thành, tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3 sẽ thay thế cho tiêm kích một động cơ Mitsubishi F-2 sản xuất trong nước (phiên bản của F-16) hiện có trong trang bị của Không quân Nhật Bản. Việc thay thế máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2 sẽ bắt đầu từ năm 2025 và kết thúc vào năm 2030. Ảnh: Mẫu thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 X-2 Shinshin - Nguồn: Military-today.

Vào tháng 3/2018, truyền hình Nhật Bản đã có một phóng sự về động cơ tua-bin phản lực công suất cao XF 9-1 và radar mảng pha quét điện tử chủ động, đang được phát triển cho chương trình máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3. Ảnh: Động cơ mẫu XF9-1 - Nguồn: Wikipedia.

Phóng sự cũng tiết lộ chi phí phát triển dự kiến của chương trình máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3 là gần 45 tỷ USD. Giá thành một chiếc F-3 có thể vượt quá con số dự toán trước đó là 179 triệu USD. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đâútàng hình F-3 - Nguồn: Military-today.

Năm 2016, Nhật Bản đã đạt được cột mốc công nghệ, khi bay thử mẫu máy bay trình diễn công nghệ hiện đại X-2 Shinshin. Phát triển từ năm 2007, chi phí cho X-2 Shinshin là 350 triệu USD; máy bay thử nghiệm X-2 Shinshin được mô tả có mặt cắt phản xạ ra-đa tương đương kích thước một con “ong vò vẽ”. Ảnh: Mẫu thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 X-2 Shinshin - Nguồn: Military-today.

Tuy nhiên, X-2 Shinshin cũng chỉ là một mẫu trình diễn công nghệ chứ không phải là mẫu máy bay tiêm kích được trang bị đầy đủ. Khi Tokyo bắt đầu công bố chi phí của chương trình phát triển máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3 là 45 tỷ USD; như vậy họ sẽ đóng băng chương trình X-2 Shinshin. Ảnh: Máy bay thử nghiệm X-2 do Nhật Bản sản xuất - Nguồn: topwar.ru

Nhật Bản đã từng được Lockheed Martin (hãng chế tạo ra máy bay tàng hình F-22 và F-35) đề nghị chế tạo một mẫu tiêm kích lai giữa khung máy bay F-22 Raptor với thiết bị điện tử hiện đại hơn của F-35 Lightning. Tuy nhiên, giá thành của một máy bay như vậy cực kỳ cao, dự kiến tới 215 triệu USD/chiếc. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên từ lý thuyết đến hành động thực tiễn là một quãng đường rất dài, có nhiều “hòn đá tảng” phải vượt qua; tuy mới chỉ là “ý tưởng”, nhưng nhiều nhà phân tích đã dự đoán “cái chết” của chương trình phát triển máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3. Ảnh: Máy bay thử nghiệm X-2 do Nhật Bản sản xuất - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.

Với việc Tokyo công bố ý định mua thêm 105 chiếc máy bay tiêm kích tàng hình liên quân chủng F-35A và F-35B Lightning, bổ sung cho 42 chiếc đã đặt mua trước đó. Tokyo thậm chí mua máy bay F-35 còn nhanh và rẻ hơn từ các nhà máy của Mỹ, thay vì sản xuất chúng tại Nhật Bản. Như vậy “án khai tử” của máy bay thế hệ 6 của Nhật Bản đã được báo trước. Ảnh: Nhật Bản nhận máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đầu tiên vào tháng 2/2018 - Nguồn: Reuters

Tuy nhiên, máy bay F-35 được thiết kế ưu tiên cao nhất cho khả năng tiến công mục tiêu mặt đất, cho dù đó là máy bay không đối không; khác hẳn với máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không như F-22 Raptor, hiện đã không còn sản xuất. Ảnh: Tiêm kích F-22 mà Nhật Bản đề nghị mua nhưng Mỹ không bán - Nguồn: Military-today.

Và Nhật Bản muốn một chiếc F-3 để gánh vai trò như của F-22 mà Mỹ đã ngừng sản xuất, đây sẽ là loại chiến đấu cơ 2 động cơ, đủ khả năng mang vũ khí trong khoang. Bên cạnh đó, khái niệm phác thảo thiết kế vẫn còn nhiều tranh cãi trong chính giới kỹ sư Nhật Bản; chứng tỏ thiết kế cuối cùng vẫn chưa được lựa chọn. Ảnh: Nhật Bản nhận máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đầu tiên vào tháng 2/2018 - Nguồn: Reuters

Tuy nhiên đã có nhiều thông tin hơn về những công nghệ mà các kỹ sư Nhật Bản đang quyết tâm tích hợp trên máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 6 F-3 như động cơ tua-bin phản lực XF-9-1 của Tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawa phát triển; hoặc nghiên cứu biến vỏ thân máy bay thế hệ 6 F-3 thành một an-ten radar kích thước lớn. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu F-3 tàng hình - Nguồn: Military-today.

Tuy nhiên, việc phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình mới đặt ra một thách thức lớn hơn nhiều, như chương trình tiêm kích tàng hình F-35 Lightning của Mỹ phải trải qua rất nhiều trì hoãn và chi phí vượt quá cao so với dự toán. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Nhật Bản - Nguồn: Reuters

Có thể nói, Nhật Bản đang có một chương trình phát triển máy bay chiến đấu mới đầy tham vọng; cho đến nay, dự án F-3 đang ở giai đoạn đầu tiên và thậm chí, diện mạo chung của chiếc máy bay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên Nhật Bản đang rất quyết tâm để đưa máy bay thế hệ mới của họ vào sản xuất và phục vụ. Ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu F-3 tàng hình - Nguồn: Military-today.

Video Dự án máy bay chiến đấu thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/san-xuat-tiem-kich-tang-hinh-the-he-6-co-qua-suc-voi-nhat-ban-1407693.html