Sân bay Biên Hòa: 'Hố da cam' của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, sân bay Biên Hòa được xếp vào hàng một trong những sân bay quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ và ngụy quân Sài Gòn.

Nằm ở Thành Phố Biên Hòa, thuộc tỉnh Đồng Nai và cách Sài Gòn khoảng 25 km về hướng Nam, sân bay Biên Hòa đã từng là một trong những sân bay lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam được sử dụng bởi quân đội Mỹ và cả ngụy quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnews.

Nằm ở Thành Phố Biên Hòa, thuộc tỉnh Đồng Nai và cách Sài Gòn khoảng 25 km về hướng Nam, sân bay Biên Hòa đã từng là một trong những sân bay lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam được sử dụng bởi quân đội Mỹ và cả ngụy quân Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnews.

Được xây dựng từ năm 1955, ngay từ khi xây dựng, sân bay Biên Hòa Đồng Nai đã được xác định làm một sân bay quân sự với địa thế quan trọng của mình. Nguồn ảnh: Mygola.

Có thể nói, Sân bay Biên Hòa chính là tấm lá chắn không quân bảo vệ Sài Gòn trong thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam. Các máy bay tiêm kích xuất phát từ đây có thể bao quát được toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tấn công yểm trợ kịp thời cho các lực lượng của Mỹ và ngụy quân Sài Gòn khi xảy ra giao tranh dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Myvietnam.

Sân bay Biên Hòa nằm ở độ cao 24 mét so với mặt nước biển, sân bay có tổng cộng 2 đường băng trải mặt bê tông với chiều dài mỗi đường băng là 3048 mét. Nguồn ảnh: Wiki.

Đây là chiều dài tiêu chuẩn của một sân bay quân sự cỡ lớn, đủ dài để cất-hạ cánh mọi loại máy bay quân sự lớn nhất thời bấy giờ. Ngoài ra, sân bay Biên Hòa còn có một hệ thống đường giao thông dài hàng trăm kilomets để phục vụ việc di chuyển xung quanh sân bay. Nguồn ảnh: Wiki.

Nằm ngay cạnh sân bay Biên Hòa là khu gia binh, nơi ở của hàng nghìn sĩ quan không quân Mỹ và Sài Gòn cùng gia đình họ. Sân bay Biên Hòa cũng được biết tới như là nơi quân đội Mỹ từng sử dụng để chứa hàng triệu lít chất độc Da Cam trước khi được mang đi rải khắp miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Airfact.

Theo đó sân bay Biên Hòa từng là nơi lưu giữ hơn 98.000 thùng (205 lít/thùng) chất da cam, 45.000 thùng chất trắng, 16.000 thùng chất xanh được quân đội Mỹ sử dụng phục vụ cho chiến tranh. Nguồn ảnh: War Legacies Project.

Do không phục vụ nhu cầu dân sự nên sân bay Biên Hòa tới nay vẫn không có tên và mã hiệu trong danh sách sân bay (IATA) của thế giới. Trong năm 1955, rất nhiều binh lính và khí tài của Pháp từ Sân bay Bạch Mai đã bay tới sân bay Biên Hòa trước khi rút lui về nước hoàn toàn, tới năm 1973, sân bay Biên Hòa lại là nơi "tiễn" quân đội Mỹ về nước. Nguồn ảnh: Memoir.

Vì là một căn cứ sân bay quá lớn nên Sân bay Biên Hòa hiển nhiên là mục tiêu cực kỳ đắt giá trong những đợt tấn công của quân giải phóng cùng các lực lượng biệt động của ta ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.

Năm 1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, căn cứ sân bay Biên Hòa đã thất thủ sau Xuân Lộc chỉ hai ngày, vào ngày 25/4/1975, quân đội ngụy Sài Gòn tại sân bay Biên Hòa buộc phải di tản, rút lui toàn bộ, ta chiếm được sân bay Biên Hòa với hai đường băng chính gần như nguyên vẹn cùng rất nhiều máy bay chiến lợi phẩm của địch. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong thời gian diễn ra xung đột ở biên giới Tây Nam, Trung đoàn Không quân Tiêm kích 935 thuộc Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam từ sân bay Biên Hòa đã thực hiện những phi vụ không kích trời giáng nhắm vào lực lượng diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Nguồn ảnh: Wiki.

Ngày nay, sân bay Biên Hòa vẫn được Không quân ta tiếp tục sử dụng, Trung đoàn Không quân Tiêm kích 935 thuộc sư đoàn 370 được biên chế tại sân bay Biên Hòa với lực lượng sẵn sàng chiến đấu bao gồm các máy bay Su-30MK2V (chủ lực) cùng với một số cường kích A37 và tiêm kích F5 (lưu kho, không còn hoạt động). Nguồn ảnh: BGT.

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/san-bay-bien-hoa-ho-da-cam-cua-my-trong-chien-tranh-viet-nam-954253.html