Sân bay 'bị nguyền' ở Berlin có thể mở cửa sau 9 năm trì hoãn

Từng được kỳ vọng trở thành phi trường hiện đại nhất châu Âu, sân bay Brandenburg Berlin vẫn chưa thể đi vào hoạt động từ ngày khánh thành dự kiến vào tháng 6/2012.

 Sân bay Brandenburg Berlin (tên đầy đủ là sân bay Brandeburg Berlin, Willy Brandt) dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 10/2020, sau 9 năm trì hoãn.

Sân bay Brandenburg Berlin (tên đầy đủ là sân bay Brandeburg Berlin, Willy Brandt) dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 10/2020, sau 9 năm trì hoãn.

Brandenburg từng được kỳ vọng trở thành trung tâm vận chuyển hàng không hiện đại hàng đầu châu Âu, thay thế cho các sân bay cũ đã nhiều năm quá tải ở Berlin. Tuy nhiên, sự chậm trễ đã khiến Brandenburg bị gọi là sân bay "bị nguyền rủa".

Kế hoạch xây dựng một sân bay quốc tế mới ở Berlin đã bắt đầu từ khi nước Đức thống nhất, với hy vọng đưa thủ đô Đức trở thành trung tâm thế giới mới. Khi đó, Berlin có 3 sân bay: Tegel "Otto Lilienthal", Schönefeld và Tempelhof. Tempelhof sau này ngừng hoạt động, trở thành một công viên lớn, trong khi hai sân bay kia trở nên lạc hậu và không thể đáp ứng nhu cầu của hành khách, nhất là các chặng bay đường dài.

Việc xây dựng sân bay mới bắt đầu vào năm 2006. Nỗ lực giao dự án này cho tư nhân đã không thành công, nên sân bay cuối cùng thuộc sở hữu của chính phủ liên bang Đức, bang Brandenburg và thành phố Berlin.

Ban đầu, kinh phí ước tính để xây dựng sân bay là 2,83 tỷ euro (3,1 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay). Công trình được ca tụng sẽ là sân bay "hiện đại nhất" châu Âu, cho phép đóng cửa hai sân bay cũ Tegel và Schönefeld.

Tuy nhiên, một loạt vấn đề kỹ thuật đã làm chậm quá trình xây dựng đồng thời đẩy chi phí lên cao. Con số 2,83 tỷ euro ban đầu cuối cùng trở thành một sự ước tính quá bé.

Theo một kế hoạch, sân bay sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2012. Song trong đợt kiểm tra cuối năm 2011, thanh tra hàng không phát hiện hệ thống phòng cháy chữa cháy sân bay có lỗi, cũng như nhiều vấn đề lớn về kích cỡ thang cuốn, thiết kế trần và quầy vé.

Việc khánh thành sân bay, dự kiến có sự góp mặt của Thủ tướng Đức Angela Merkel, bị hủy chỉ vài tuần trước ngày dự định. Sự việc được xem là nỗi xấu hổ cho giới chức Đức.

Sau đó, ngày khánh thành được đẩy lùi đến năm 2014, rồi 2016. Cơ quan kiểm toán bang Brandenburg năm 2016 kết luận khả năng sử dụng của sân bay thấp hơn 57%.

Sau đó, giới chức quyết định không đưa ra ngày khánh thành dự kiến nữa, trì hoãn dự án vô thời hạn cho đến khi hoàn tất việc kiểm tra, sửa chữa.

Cuối cùng, khi kinh phí xây dựng sân bay vượt quá 7,3 tỷ euro, ngày khánh thành được đẩy lùi đến năm 2020.

Dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng điều này trở thành hiện thực. Báo địa phương Der Tagesspiegel chỉ ra các vấn đề như hệ thống chống cháy cùng loạt vấn đề khác có thể trì hoãn mọi thứ một lần nữa.

Hồi tháng 7, trang tin Đức The Local cho biết các kiểm tra kỹ thuật cuối cùng đã được thực hiện và CEO hiện tại của sân bay, Engelbert Lütke Daldrup, nói với hãng thông tấn DPA rằng những kiểm tra này phục vụ cho kế hoạch mở cửa vào tháng 10/2020.

Bảng điện tử tại sân bay Brandenburg được bật thử nghiệm, hiển thị các chuyến bay đi và đến tại các sân bay gần đó, để đảm bảo không có sự cố khi sân bay mới đi vào hoạt động.

Các vali được xếp trước quầy check-in để phục việc việc thử nghiệm hoạt động tại sân bay mới.

Sân bay 'trên mây' ở độ cao 1.770 m mở cửa tại Trung Quốc Trung Quốc vừa khánh thành sân bay dân sự tại thành phố Trùng Khánh vào ngày 16/8. Điểm đặc biệt của sân bay này là nó nằm ở độ cao 1.770 m so với mực nước biển.

Đông Phong
Ảnh: CNN

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/san-bay-bi-nguyen-o-berlin-co-the-mo-cua-sau-9-nam-tri-hoan-post1021962.html